Monday, February 12, 2007

ĐỊA CHỈ NHỮNG TRANG WEB THAM KHẢO

ĐỊA CHỈ NHỮNG TRANG WEB THAM KHẢO

1/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com

2/ http://kinhluatluanphatgiaovietnam.blogspot.com/

3/ http://nguoivietkhapnoitrenthegioi.blogspot.com/

4/ http://tintucphatgiaothegioi.blogspot.com/

5/ http://vothuongsanhlaobenhtu.blogspot.com/

6/ http://thuvienphatgiaothegioi.blogspot.com/

7/ / http://thuvienchuaphuochung.blogspot.com/

8/ http://nammoadidaphat.blogspot.com

9/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com

10/ http://internationalpurelandbuddhism.blogspot.com

11/ http://phapmonniemphat.blogspot.com/ [ TRANG KINH DIEN DAI THUA BANG ANH NGU ]

12/ http://phatgiaothegioi.blogspot.com/

13/ http://kinhnhattungenglishviet.blogspot.com/

14/ http://www.aihuuvanhanh.net/

15/ www.buddhistlogic.com [ dia chi webSITE CUA THAY HUE SANH ]

16/ http://www.phuochau.com/index.asp [ SU CO GIOI HUONG]

17/ http://www.thuvienhoasen.org/phathanhkinhsach-vietnam.htm



1/ http://www.hkbu.edu.hk/~lewi/institute.html

2/ http://www.patriarch-chan.com/

3/ www.lotuslantern.net/

4/ http://www.buddhismtoday.com/chung/index-vn.htm
5/ welcome@patriarch-chan.com
6/ http://www.chuaphuoclong.net/

7/ http://www.yousendit.com
8/ http://www.24tvonline.com
9/ http://www.chuaphatto.com/

10/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com/
11/ http://www.vinabri.org
12/ http://www.vietnamquehuongtoi.org/
13/ http://www.saigonbao.com/
14/ http://www.lotuspro.net/index.htm
15/ http://groups.msn.com/bilooepr
16/ http://www.khoahoc.net/index.htm
17/ http://www.ymba.org/
18/ http://www4.bayarea.net/%7Emtlee/
19/ http://www.e-sangha.com/alphone/0157.html ; KARUNA PUNDARIKA SUTRA
20/ http://www.purelandbuddhism.com/
21/ http://www.google.com/u/uhpro?domains=hawaii.edu&sitesearch=hawaii.edu&q=pure%20land&sa_x=28&sa_y=8&sa=Search
22/ http://www.pitaka.ch/vlpl.htm
23/ http://web.mit.edu/stclair/www/amida.html
24/ http://www.cloudwater.org/pureland.html
25/ http://en.wikipedia.org/wiki/Pure_Land
26/ http://www.sinc.sunysb.edu/Clubs/buddhism/pureland/inropl.html
27/ http://www.bbc.co.uk/religion/religions/buddhism/subdivisions/pure_land1.shtml
28/ http://www.buddhistinformation.com/pureland/
29/ http://www.amidabuddha.org/
30/ http://mcel.pacificu.edu/as/students/vb/PURELAN.HTM
31/ http://www.jodo.org/about_plb/what_plb.html
32/ http://www.berkeleysangha.org/index.html?button=Home
33/ http://www.dharmanet.org/infowebp.html
34/ http://villa.lakes.com/cdpatton/Dharma/Jing-tu/index.html
35/ http://www.oxfordscholarship.com/oso/public/content/religion/019512524X/toc.html
36/ http://www.amidatrust.com/
37/ http://www.lioncity.net/buddhism/index.php?showforum=37
38/ http://www.calnaturalhistory.com/books/pages/8076.html
39/ http://www.portlandbuddhisthub.org/index.shtml
40/ http://www.amitabha-gallery.org/dharma_talk1.htm
41/ http://www.google.com/Top/Society/Religion_and_Spirituality/Buddhism/Lineages/Pure_Land_and_Shin/
42/ http://www.buddhanet.net/l_maha.htm
43/ http://nichirenscoffeehouse.net/Ryuei/mahayana.html
44/ http://www12.canvas.ne.jp/horai/pureland.htm
45/ http://www.infoplease.com/ce6/society/A0840551.html
46/ http://www.answers.com/topic/pure-land-buddhism
47/ http://www.urbandharma.org/ibmc/ibmc1/pure.html
48/ http://www.sinc.sunysb.edu/Clubs/buddhism/pureland/pureland.html
49/ http://buddhistfaith.tripod.com/pureland_sangha/
50/ http://www.google.com/alpha/Top/Society/Religion_and_Spirituality/Buddhism/Lineages/Pure_Land_and_Shin/
51/ http://www.buddhahome.net/noiket.htm
52/ http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/about_embassy.html
53/ http://www.myfuturefinancial.com/index.html
54/ http://dl.google.com/blogger/BloggerForWordSetup.exe
55/ http://www.hophap.com/default.asp
56/ http://www.buddhistdoor.com/resources/sutras/sutra_index.htm
57/ http://www.pitaka.ch/vlpl.htm
58/ http://www.buddhanet.net/e-learning/history/glossary_ae.htm
59/ http://www.buddhanet.net/pdf_file/pureland.pdf
60/ http://www.buddhanet.net/ebooks_ms.htm
61/ http://www.buddhanet.net/l_maha.htm
62/ http://www.thuvienhoasen.org/
63/ http://www4.bayarea.net/%7Emtlee/ [ KINH DAI THUA BANG ANH NGU]
64/ http://re-xs.ucsm.ac.uk/gcsere/glossaries/budglos.html
65/ http://www.shinranworks.com/readingtools/index.htm [ GLOSSARY OF SHIN BUDDHIST TERMS]
66/ http://www.buddhistdoor.com/passissue/9511/sources/glossary.htm [ GLOSSARY]
67/ http://www.udumbarafoundation.org/Glossary.html [ GLOSSARY]
68/ http://buddhistfaith.tripod.com/enfield/index.html
69/ http://www.jsri.jp/English/Main.html
70/ http://www.shindharmanet.com/course/chapter4.htm
71/ http://www.dharmasite.net/
72/ http://www.thuvienvietnam.com/ftopicp-32743.html
73/ http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenphuthu/270706-kinhhieuchame.htm
74/ http://www.littlesaigontv.com/modules.php?name=News&file=article&sid=624
75/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]
http://www.phattuvn.org/

TRA TỪ ĐIỂN TRỰC TIẾP TRÊN INTERNET

1/ http://vdict.com/gateway.php?word=&dictionary=1&Submit=Submit

2/ http://www.m-w.com/

3/ http://nomfoundation.org/nomdb/lookup.php

4/ http://buddhanet.net/budsas/ebud/bud-dict/dic3_a.htm

Labels:

Sunday, February 11, 2007

XIN TRAN TRONG GIOI THIEU NHUNG TRANG BLOG MOI

XIN TRAN TRONG GIOI THIEU NHUNG TRANG BLOG MOI

1/ http://niemphatthanhphat.blogspot.com

2/ http://kinhluatluanphatgiaovietnam.blogspot.com/

3/ http://nguoivietkhapnoitrenthegioi.blogspot.com/

4/ http://tintucphatgiaothegioi.blogspot.com/

5/ http://vothuongsanhlaobenhtu.blogspot.com/

6/ http://thuvienphatgiaothegioi.blogspot.com/

7/ / http://thuvienchuaphuochung.blogspot.com/

8/ http://nammoadidaphat.blogspot.com

9/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com

10/ http://internationalpurelandbuddhism.blogspot.com

11/ http://phapmonniemphat.blogspot.com/ [ TRANG KINH DIEN DAI THUA BANG ANH NGU ]

12/ http://phatgiaothegioi.blogspot.com/

13/ http://kinhnhattungenglishviet.blogspot.com/

14/ http://www.aihuuvanhanh.net/

15/ www.buddhistlogic.com [ dia chi webSITE CUA THAY HUE SANH ]

Nhà Sư Người Hoa Kỳ Được Bổ Nhiệm Làm Vị Đại Biểu Hoa Kỳ Đầu Tiên Trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới

Nhà Sư Người Hoa Kỳ Được Bổ Nhiệm Làm Vị Đại Biểu Hoa Kỳ Đầu Tiên Trong Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới

Seattle, Washington (Hoa Kỳ) -- Nhà sư Phật giáo người Hoa Kỳ, Sayadaw Gyi Vimalaramsi Maha Thera, ngày nay được biết đến nhiều như là thượng tọa Vimalaramsi, vừa nhận lá thư vào hôm thứ sáu, ngày 15 tháng 12, chính thức công nhận Sư là vị Đại Biểu đầu tiên cho Hoa Kỳ tại Cuộc Họp Mặt Thượng Đỉnh Phật Giáo, đó là Hội Nghị Cao Cấp Phật Giáo Thế Giới.

Xin xep tiếp trong Tin Văn Hóa.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=14&nid=100042

Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ, THIEN AC NHAN QUA

Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ, THIEN AC NHAN QUA

Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ

Quyển Hạ

Ðức Phật bảo A Nan:

Nếu có chúng sinh nào sinh vào cõi ấy, đều trụ vào chánh định. Vì sao vậy? Vì trong nước của Ðức Phật ấy không có tà kiến và bất định. Mười phương chư Phật Như Lai nhiều như cát sông Hằng đều cùng khen ngợi công đức oai thiêng của đức Phật Vô Lượng Thọ chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có chúng sinh nào nghe danh hiệu của Ngài mà tín tâm hoan hỷ, dốc lòng hồi hướng dù trong một niệm, nguyện sinh sang cõi nước ấy, liền được vãng sinh, trụ vào ngôi Bất Thoái Chuyển, chỉ trừ những kẻ phạm năm nghịch tội và gièm chê chính pháp.

Hết thảy Trời và Người trong mười phương thế giới, nếu ai dốc lòng nguyện sinh sang nước ấy thì được chia làm ba bậc:

Bậc trên là những người đã bỏ nhà, dứt dục, xuất gia làm Sa Môn, phát tâm Bồ Ðề, chuyên niệm danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ, tu các công đức, nguyện sinh sang cõi nước ấy. Những người này khi chết đi sẽ thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ cùng đại chúng hiện ra trước mặt, liền được theo đức Phật Vô Lượng Thọ sinh qua cõi nước của Ngài tự nhiên hóa sinh trong đóa hoa thất bảo, trụ vào ngôi Bất Thoái Chuyển, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại.

Này ông A Nan: Bởi thế, những người nào ở cõi Sa Bà này mà muốn được thấy đức Phật Vô Lượng Thọ thì nên phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, tu hành công đức, liền được sinh về cõi nước của Ngài.

Bậc giữa là các Trời và Người trong mười phương thế giới, nếu có ai dốc lòng nguyện sinh về cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ, dù chẳng làm được Sa Môn, tu công đức lớn, nhưng nếu phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, chuyên niệm danh hiệu đức Phật Vô Lượng Thọ, tu thiện được nhiều hay ít, chịu giữ trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dường Sa Môn, treo phan, thắp đèn, rải hoa, đốt hương, đem những việc đó hồi hướng, nguyện sinh về cõi nước của đức Phật Vô Lượng Thọ. Những người ấy khi chết đi, đức Phật Vô Lượng Thọ cùng đại chúng hóa hiện thân hình đẹp đẽ như Phật, hiện ra trước mặt. Người ấy liền theo đức Hóa Phật mà vãng sinh về cõi nước của Ngài, trụ vào ngôi Bất Thoái Chuyển, công đức và trí tuệ gần bằng bậc trên.

Bậc dưới là các Trời và Người trong mười phương thế giới, nếu có ai dốc lòng muốn sinh về cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ, giả sử chẳng làm được công đức gì, nhưng nhờ phát tâm Vô Thượng Bồ đề, chuyên niệm danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ, nguyện sinh về cõi nước của Ngài. Sau khi nghe pháp sâu xa mầu nhiệm, vui mừng, tin ưa, chẳng sinh nghi hoặc, dù trong một niệm, niệm danh hiệu Ðức Phật ấy, đem lòng chí thành nguyện sinh về cõi nước của Ngài, nên khi chết đi, mộng thấy đức Phật Vô Lượng Thọ và được vãng sanh. Công đức, trí tuệ của người ấy gần bằng bậc giữa.

Phật bảo A Nan:

Ðức Phật Vô Lượng Thọ oai thiêng vô cùng. Trong mười phương thế giới, chư Phật Như Lai vô lượng, vô biên chẳng thể nghĩ bàn đều khen ngợi Ngài. Vô lượng, vô số Bồ Tát, Thanh Văn ở các cõi Phật về phương Ðông nhiều như số cát sông Hằng, đều tới chỗ đức Phật Vô Lượng Thọ, cung kính cúng dường, đồng thời các Bồ Tát, Thanh Văn xin nhận lãnh kinh pháp, rồi cùng giáo hóa các phương Tây, Nam và Bắc. Bốn phương Ðông Nam, Tây Nam, Ðông Bắc, Tây Bắc và phương trên, phương dưới cũng đều như thế cả.

Bấy giờ Ðức Thế Tôn liền nói bài tụng rằng:

Các cõi Phật phương Ðông

Số như cát sông Hằng

Chư Bồ Tát, Thanh Văn

Tới chầu Vô Lượng Giác.

Các Bồ Tát, Thanh Văn

Ðều tới nghe Kinh pháp

Ðem theo hoa Trời đẹp

Hương báu, áo quý giá

Cúng dường Vô Lượng Giác.

Khắp nơi tấu nhạc trời

Tiếng hòa nhã vang lừng

Ngợi khen đức thâm diệu

Cúng dường Vô Lượng Giác.

Thần thông, tuệ tuyệt vời

Thâm nhập Pháp sâu xa

Thật vẹn toàn công đức

Trí tuệ tựa mặt trời

Ðánh tan mây sinh tử

Chẳng ai sánh ví bằng

Cung kính nhiễu ba vòng

Cúi lạy Vô Thượng Tôn.

Thấy cõi Phật nghiêm tịnh

Mầu nhiệm không kể xiết

Liền phát tâm Vô Thượng

Nguyện nước con cũng vậy.

Lúc ấy đức Di Ðà

Hân hoan trên nét mặt

Miệng tuôn nhiều ánh sáng

Chiếu khắp cả mười phương.

Thân thể tỏa hào quang

Ba vòng chói xán lạn

Tất cả Trời và Người

Ðều vui mừng hớn hở.

Quán Thế Âm Ðại Sĩ

Xốc áo, cúi đầu hỏi:

“Phật cười vì cớ gì?

Xin cho biết tôn ý!”

Tiếng Phạm như sấm vang

Cất lên tám tiếng đáp:

"Vì Bồ Tát muốn biết

Hãy lắng nghe ta nói:

Chính sĩ mười phương lại

Ta biết hết nguyện họ

Chí cầu cõi nghiêm tịnh

Quyết định sẽ thành Phật.

Hiểu rõ hết thảy Pháp

Như mộng huyễn, tiếng vang

Ðầy đủ các điều nguyện

Tất sẽ được cõi này.

Hiểu Pháp như bóng chớp

Rốt ráo đạo Bồ Tát

Ðủ các cội công đức

Quyết định sẽ thành Phật.

Thông suốt các pháp tính

Ðều là không, vô ngã

Chuyên cầu cõi Phật tịnh

Tất sẽ được cõi này."

Phật dạy các Bồ Tát

Trụ vào An Dưỡng Phật

Nghe Pháp vui tu hành

Sớm được chốn thanh tịnh

Tới nước nghiêm tịnh kia

Mau chứng được thần thông

Hẳn đức Vô Thượng Tôn

Ghi nhận cho thành Phật.

Sức bản nguyện của Phật

Nghe danh muốn vãng sinh

Ðều về tới cõi đó.

Từ đấy không lui chuyển.

Bồ Tát khởi chí nguyện

Nguyện nước mình cũng vậy

Niệm độ khắp hết thảy

Danh tỏ đủ mười phương.

Phụng thờ ức vị Phật

Phi hóa khắp mọi cõi

Cung kính và hân hoan

Về tới nơi An Dưỡng.

Nếu người không thiện tâm

Chẳng được nghe kinh này.

Người trai giới thanh tịnh.

Mới được nghe chính pháp

Lại từng thấy Thế Tôn

Thời tin được việc này

Khiêm, kính, nghe, vâng, làm

Tâm vui mừng hớn hở.

Kẻ kiêu mạn lười biếng

Khó thể tin pháp này

Ðời trước thấy chư Phật

Ham nghe Pháp như vâỵ.

Bồ Tát hoặc Thanh Văn

Chẳng xét được tâm Phật

Ví như kẻ mù lòa

Muốn làm người dẫn đạo.

Biển trí tuệ Như Lai

Sâu rộng không bờ bến

Nhị Thừa chẳng lường được

Chỉ riêng Phật tỏ rõ.

Giả sử hết mọi người

Ðều tu hành đắc đạo

Tịnh tuệ biết vốn không

Ức kiếp nghĩ trí Phật.

Cùng tận tâm giảng thuyết

Hết đời cũng chẳng biết

Phật tuệ không ngằn mé

Thanh tịnh cùng như thế.

Thọ mệnh rất khó được

Ðời Phật cũng khó gặp

Người có tín tuệ khó

Nếu nghe tinh tiến cầu

Nghe pháp thường chẳng quên

Thấy kính được phúc lớn

Cùng ta là bạn hiền

Bởi thế nên phát tâm.

Vì đời đầy đau khổ

Nên phải cầu chính pháp

Sẽ chứng được Phật đạo

Rộng độ giòng sinh tử.

Phật bảo A Nan:

Bồ Tát trong cõi nước ấy sẽ được bổ vào ngôi vị Phật, trừ những Bồ Tát có bản nguyện, vì chúng sinh đem công đức hoằng thệ để trang nghiêm cho mình và muốn độ thoát hết cả chúng sinh chóng thành Phật quả.

Này A Nan! Các chúng Thanh Văn trong cõi Phật ấy, ánh sáng nơi mình phóng ra tám thước, còn ánh sáng của Bồ Tát chiếu sáng một trăm do tuần. Trong các Bồ Tát đó, có hai vị Bồ Tát tôn quý vào bậc nhất, nên ánh sáng oai linh chiếu khắp ba ngàn Ðại Thiên thế giới.

A Nan bạch Phật:

- Hai vị Bồ Tát ấy danh hiệu là gì?

Ðức Phật bảo:

Vị thứ nhất tên là Quán Thế Âm, vị thứ hai tên là Ðại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát đó đều ở cõi Sa Bà này tu hạnh Bồ Tát, khi mệnh chung chuyển hóa sinh sang cõi nước Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà.

Này A Nan! Những người nào sinh sang cõi nước ấy đều có đủ ba mươi hai tướng tốt, trí tuệ đầy đủ, thâm nhập các pháp, thông suốt tới chỗ cốt yếu mầu nhiệm thần thông diệu dụng, các căn sáng sủa, nhanh nhẹn. Những người căn tính sút kém thì thành tựu được hai đức nhẫn: Âm Hưởng Nhẫn và Nhu Thuận Nhẫn; những người căn tính nhanh nhẹn thì được đức Vô Sinh pháp nhẫn, không thể kể xiết.

Lại nữa, những vị Bồ Tát ấy, trước khi thành Phật, chẳng bị rơi vào chốn ác, thần thông tự tại, lại biết rõ sinh mệnh đời trước. Trừ những người sinh qua các phương khác là cõi đời ngũ trọc ác thế thì thị hiện cùng chúng sinh ở những cõi ấy cũng như cõi nước của ta đây vậy.

Phật bảo A Nan:

Bồ Tát ở cõi nước ấy nương oai thần của Phật, dù trong khoảng một bữa ăn, đi tới vô lượng Thế giới mười phương, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, tùy theo tâm mình tưởng niệm tự nhiên hóa sinh ra vô số vô lượng những thứ cúng dường như hoa, hương, kỹ nhạc, áo lọng, cờ, phướn, ứng niệm liền đến, những thứ quý báu mầu nhiệm khác lạ, trong đời hiếm có, rồi đem dâng rải vào chư Phật và các chúng Bồ Tát, Thanh Văn. Ở trong hư không hóa thành cây lọng hoa mầu sáng rực rỡ, mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Hoa ấy có chu vi bốn trăm dặm, cứ như thế lần lượt gấp lên mãi, cho tới khi che kín cả ba ngàn Ðại Thiên thế giới. Tuỳ theo thứ lớp trước sau rồi lần lượt biến mất. Các vị Bồ Tát ấy, đều cùng đẹp lòng vui vẻ. Ở trong hư không, nhạc Trời cũng trỗi lên. Tiếng nhạc tuyệt vời mầu nhiệm, ca ngợi công đức của Phật, thỉnh trụ kinh pháp với tâm vô cùng hoan hỉ. Cúng dường chư Phật xong, trước khi ăn, bỗng nhẹ cất mình lên trở về cõi nước của mình.

Phật bảo A Nan:

Ðức Phật Vô Lượng Thọ khi ban truyền giáo pháp cho các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời và Người đều nhóm họp hết cả ở giảng đường Thất Bảo, rộng tuyên đạo giáo, diễn xướng pháp mầu. Tất cả đều trong lòng hoan hỉ, tỏ ngộ được đạo lý.

Ngay lúc đó, bốn phương trời tự nhiên nổi gió, thổi vào cây thất bảo phát ra những tiếng Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, vô lượng các thứ hoa đẹp theo gió bay đi, rải ra bốn phía, tự nhiên cúng dường chẳng dứt. Tất cả chư Thiên đều đem trăm ngàn thứ hoa, hương, kỹ nhạc trên cõi Trời để cúng dường đức Phật Vô Lượng Thọ, các chúng Bồ Tát, Thanh Văn thì rải hoa hương và tấu âm nhạc. Kẻ trước người sau, kẻ qua người lại, tưng bừng vui vẻ, không thể kể xiết.

Phật bảo A Nan:

Các hàng Bồ Tát sinh qua cõi Phật Vô Lượng Thọ, nếu ai có thể giảng thuyết thì thường tuyên chính pháp, bởi theo trí tuệ thông đạt của mình, không trái không lầm. Ðối với muôn vật ở cõi ấy, không ai có tâm ngã sở (coi vật là của mình), không trái không lầm. Ðối với muôn vật ở cõi ấy, không ai có tâm đắm nhiễm, đi lại tự tại, không ưa thích cũng không ghét bỏ vật gì, không phân biệt mình với kẻ khác, chẳng ganh đua và chẳng tranh chấp. Lại có tâm đại từ bi nhiêu ích đối với chúng sinh, không có tâm ương ngạnh giận hờn. Lìa khỏi hết những phiền não làm dao động nên tâm hoàn toàn thanh tịnh, không chán nản biếng nhác. Lại có tâm bình đẳng, tâm đắc thắng, tâm thâm diệu, tâm thiền định, tâm ham pháp, vui pháp và mừng pháp. Lại dứt các phiền não, lìa tâm ác thú, suy xét tường tận việc làm của Bồ Tát, đầy đủ vô lượng công đức, được pháp Thiền Ðịnh thâm diệu và thần thông quang minh trí tuệ. Ý chí nương vào bảy phần Giác Ngộ, theo pháp Phật mà tu tâm, nhục nhãn trong suốt, phân biệt tỏ rõ mọi điều. Thiên nhãn thông suốt không có hạn lượng. Pháp nhãn quán xét cùng tột các lẽ đạo. Tuệ nhãn thấy rõ lẽ thật dẫn tới bờ giác ngộ. Phật nhãn tròn vẹn biết rõ pháp tính. Ðem trí vô ngại diễn thuyết cho người nghe. Quán thấy ba cõi đều như hư không. Chí cầu Phật pháp, đủ các biện tài, trừ diệt phiền não cũa chúng sinh.

Lại nữa, tính thể từ Như Lai mà sinh ra nên hiểu rõ các pháp là Như Như Bất Ðộng. Khéo hiểu nghĩa Tập Ðế, Diệt Ðế là phương tiện. Chẳng ham lời thế tục, vui ở nghĩa Ðại Thừa. Tu các căn lành, chí sùng Phật đạo. Biết tất cả pháp đều vẳng lặng, sinh thân và phiền não đều hết. Nghe pháp cao sâu, lòng không nghi ngại, chăm chỉ tu hành, đức tính đại bi, sâu xa mầu nhiệm, che chở khắp cõi, xét cùng nghĩa đạo Nhất Thừa, đến bờ Giác Ngộ. Tuệ tâm phát khởi, quyết đoán lưới nghi hoặc. Giáo pháp của Phật bao la không gì vượt ra ngoài được. Trí tuệ như biển cả, thiền định như núi cao, ánh tuệ quang sáng chói hơn cả mặt trời, mặt trăng. Pháp trong sạch của các ngài đầy đủ trọn vẹn như núi Tuyết, khiến các công đức đều trong sạch như cõi đất rộng không phân biệt những vật sạch, dơ, tốt, xấu; như nước sạch rửa hết cát, bụi, bẩn, nhơ; như lửa nồng đốt cháy tất cả củi phiền não; như bão loạn quay cuồng khắp thế giới không gì ngăn cản; như hư không chẳng vướng mắc vật gì; như hoa sen ở các cõi thế gian không hề nhuốm bẩn; như cỗ xe lớn chở hết chúng sinh thoát vòng sinh tử; như trên tầng mây, tiếng sấm pháp lớn vang dậy, thức tỉnh những người mê muội; như trận mưa lớn, pháp cam lộ thấm nhuần chúng sinh, như núi Kim Cương, chúng ma ngoại đạo chẳng thể lay chuyển; như Phạm Thiên Vương đối với các pháp lành là điều tôn quý; như cây Ni Câu Loại che khắp tất cả; như hoa Ưu Ðàm Bát hiếm có khó tìm; như loài chim cánh vàng oai hùng hàng phục ngoại đạo; như loài chim lãng du không tích lũy vật gì; như ngưu vương không vật gì thắng được; như tượng vương điều phục rất giỏi; như mãnh sư không sợ hãi vật gì.

Ðức Ðại Từ lồng lộng như cõi hư không, diệt hết lòng ganh tị nên chẳng ghét kẻ hơn mình. Chăm vui cầu pháp, lòng không biết chán, cũng không biết đủ. Thường hay tuyên rộng chính pháp mà không mỏi mệt. Ðánh trống pháp, dựng cờ pháp, rọi đèn tuệ phá tan vô minh. Tu sáu điều hòa kính, thường làm việc pháp thí. Chí dũng mãnh tinh tiến, tâm không yếu mềm. Làm ngọn đèn sáng cho đời và ruộng phúc cho chúng sinh. Lại làm thầy dẫn đạo, bình đẳng chẳng ghét, chẳng yêu chỉ vui với chính đạo, không có vui buồn nào khác. Nhổ sạch gai ham muốn, an ổn chúng sinh. Công đức và trí tuệ chẳng ai sánh bằng khiến mọi người đều tôn kính. Diệt hết Tham, Sân, Si, dạo chơi bằng các pháp thần thông, đầy đủ khí lực như: lực nhân, lực duyên, lực ý, lực nguyện, lực phương tiện, lực thường, lực định, lực tuệ, lực đa văn, lực thí, lực giải, lực nhẫn, lực nhục, lực tinh tiến, lực thiền định và lực trí tuệ, lực chính niệm chỉ quán, mọi lực thông minh, lực như pháp để điều phục chúng sinh. Lại nữa, hình tướng tốt đẹp và công đức biện tài trang nghiêm trọn đủ, không ai sánh bằng. Cung kính cúng dường vô lượng chư Phật, thường được chư Phật ngợi khen, được các hạnh ba la mật của Bồ Tát. Tu các phép Tam-muội: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện, Bất Sinh, Bất Diệt và các môn tam muội, xa rời địa vị Duyên Giác và Thanh Văn.

Này A Nan! Các Bồ Tát ấy thành tựu vô lượng công đức như vậy, ta chỉ nói sơ qua cho ông nghe đấy thôi, nếu nói rộng ra thì trăm ngàn muôn kiếp cũng không hết được.

Phật bảo Di Lặc Bồ Tát và tất cả Trời, Người rằng: Các Bồ Tát, Thanh Văn: Trong cõi nước Phật Vô Lượng Thọ có công đức, trí tuệ chẳng sao kể xiết. Cõi nước ấy thật nhiệm mầu, an vui và thanh tịnh như thế, sao chẳng gắng sức làm lành, nghĩ đến đạo pháp tự nhiên, nương vào nơi không trên không dưới trống rỗng bao la mà chuyên cần tinh tiến, gắng sức cầu nguyện, khiến dứt vòng luân hồi, sinh về cõi nước An Lạc, dứt hẳn năm đường dữ, tới con đường không hiểm nguy. Ðường đó tuy bình an và dễ qua, nhưng lại không có người chịu tu. Cõi nước đó chẳng có điều trái nghịch, muốn gì đều toại nguyện. Sao chẳng bỏ việc đời, chuyên cầu đạo đức để được sống lâu mãi mãi, yên vui không cùng.

Song, người đời thói bạc, chẳng chịu làm lành, tranh nhau những việc trái lẽ, tranh nhau nhiều việc trong cõi đời cực khổ dữ tợn này. Họ cần cù làm việc, mong thỏa mãn vật chất cho đời mình. Chẳng cứ sang, hèn, giàu, nghèo, già rẻ, trai, gái đều lo nghĩ nhiều về tiền của. Dù có hay không, cũng đều lo nghĩ, sợ hãi, buồn khổ trong lòng. Vì quá lo nghĩ nên tâm thần rối loạn, chẳng lúc nào được yên vui, yên tĩnh. Kẻ có ruộng lo ruộng, người có nhà lo nhà; nhẫn đến lo cả bò, ngựa, lục súc, tôi tớ, tiền của và các việc ăn mặc v.v... Chất chứa nghĩ suy, lo buồn sợ hãi. Lại lo bị những tai nạn bất thường như giặc cướp, nước, lửa, kẻ thù, chủ nợ, làm cho tiêu tan lụn bại gia sản; quanh quẩn lo buồn, không lúc nào nguôi! Kết giận trong lòng, chẳng rời lo lắng nên tâm ý cố bám, ham thích không lúc nào buông bỏ. Nhưng khi bể gẫy, dập nát, đem vứt bỏ đi, thân thác qua đời, chẳng có vật gì đi theo mình cả.

Kẻ giàu sang cũng có những nỗi lo âu, suy tính nhiều điều, cần khổ như thế, nên sinh ra bệnh tật. Kẻ nghèo cùng hèn hạ, thiếu kém mọi bề. Ví như không ruộng thì lo có ruộng, không nhà thì lo có nhà, không trâu, ngựa, lục súc, tôi tớ, tiền của và ăn mặc v.v... thì lo sao cho có đủ. Khi đã có đủ rồi lại tiêu tan mất, sinh ra buồn khổ, nên lại lập kế tìm mưu sao cho có lại. Khi chưa gặp thời suy tính chẳng được, thân tâm mỏi mệt, ngồi đứng chẳng yên, lo nghĩ chất chồng, cực khổ như thế, nên sinh bệnh tật. Hoặc lại ngồi không, cuộc đời phế bỏ, chẳng chịu làm lành, tu đức hành đạo. Ðến khi mệnh chung, thần thức phải sinh vào nơi xa khác, dù thiện hay ác cũng không hay biết.

Người sống trong cõi đời, cha con, anh em, vợ chồng, họ hàng, nội ngoại, phải kính thương nhau, không được tị hiềm, nên giúp đỡ lẫn nhau, không được tham xẻn; phải giữ hòa thuận, vui vẻ từ lời nói đến cử chỉ không nghịch chống nhau, không lòng tranh chấp, hận thù. Lòng tranh chấp, oán hận trong cõi đời này, chỉ nóng lên một chút mà trở nên thù oán dữ dội đến đời sau. Vì gây oán thù nên mưu hại lẫn nhau, tuy hiện tại không hành động ngay được, nhưng sự dồn nén vào cay độc của oán hận trong tinh thần, khiến khắc ghi trong tạng thức chẳng rời nhau được. Do đó, khi chết đi, cùng lúc tái sinh tìm nhau báo oán, trả thù!

Người đời thường thương yêu dây dưa ham muốn, nên trôi lăn trong vòng sinh tử, lại sinh một mình, tử một mình, đi một mình, lại một mình, buồn khổ hay vui sướng tự mình làm mình chịu, chẳng ai thay thế được. Thiện ác biến hóa, họa phúc đi theo, sinh vào chốn khác, mờ mờ mịt mịt, chẳng hay biết được; mỗi người mỗi ngả, vĩnh viễn chia lìa, mong gặp lại nhau, thật khó lắm vậy! Nay được gần gũi, sao chẳng bỏ mọi chuyện vô ích, gắng sức chuyên cần tu thiện, lúc còn khỏe mạnh tinh tiến nguyện độ chúng sinh để được thọ mệnh lâu dài.

Lợi ích như thế, sao chẳng cầu đạo vô thượng mà còn đợi chờ chi nữa? Người đời thường chẳng tin làm lành thì gặp lành, tu đạo sẽ chứng đạo; chẳng tin bố thí thì được phúc, người chết lại sinh ra. Vì không tin thiện ác, cho mình là phải, lại nghe lời nhau, từ cha đến con, kẻ trước người sau, tổ tiên ông bà, chẳng biết đạo đức; thần thức ngu tối, tâm ý nhiễm ô, chẳng hiểu sinh tử, thiện ác, cát hung, họa phúc thế nào, nên hành động liều lĩnh. Sống chết lẽ thường, cùng nhau nối tiếp. Hoặc cha khóc con, hoặc con khóc cha, vợ chồng anh em thương khóc lẫn nhau. Tráo trở trên dưới, cội rễ vô thường, đều phải đi qua, chẳng giữ thường được. Lời Phật dạy bảo, ít người chẳng tin, cho nên trôi quanh trong đường sinh tử; không bao giờ ngừng. Những người như thế, đần độn ngu tối, chẳng tin kinh pháp, tâm không lo xa, ý khoái lạc thú, ngu si mê hoặc, ham dục tham tài, kiêu căng giận dữ. Ðó là vì chẳng hiểu đạo đức tu hành đắc đạo, nên chịu ác thú, sinh tử không cùng, thật đáng thương thay!

Sang hèn giàu nghèo, tôn ty trên dưới, đều mang lòng sát hại độc ác, gây sự càn dở, ác khí mờ mịt, nghịch với trời đất, chẳng thuận lòng người, làm điều trái ác, nên phải tội nặng. Tuổi thọ chưa hết đã bị chết đi, đọa vào đường dữ, quẩn quanh trong đó, hàng ngàn ức kiếp, không hẹn ngày ra, nói sao cho hết, nhiều nỗi đau thương!

Phật bảo Di Lặc Bồ Tát và Trời, Người rằng:

Phải suy nghĩ kỹ, gắng làm việc thiện, tránh xa việc ác, vì ái dục vinh hoa vốn chẳng thường còn. Nay gặp Phật ở đời, cần phải tinh tiến cầu đạo, ai có chí nguyện muốn sinh về Cực Lạc, ắt sẽ được trí tuệ, công đức hơn hết, đừng chiều theo dục vọng mà phụ kinh giới. Nếu có nghi hoặc, không hiểu nghĩa kinh, nên đem hỏi Phật, xin Ngài chỉ dạy cho.

Bồ Tát Di Lặc quỳ gối bạch Phật rằng:

- Uy thần của Phật thật là tôn quý. Theo lời Phật dạy; con đã nghe và suy nghĩ kỹ lời nói chân thiện đó, quả đúng người đời như vậy. Nay Phật từ mẫn, chỉ dạy đạo lớn, khiến Trời, Người đều đội ơn lành, tỉnh tai sáng mắt, giải thoát lo khổ và muôn loại đều được thấm nhuần ân đức, Phật tuệ thông suốt tám phương, trên dưới, quá khứ, vị lai cùng mọi việc hiện tại. Ngày nay chúng con đều được độ thoát là nhờ ở đức khiêm tu cần khổ, cầu đạo đời trước của Phật. Ân đức của Phật che khắp, phúc lộc cao vời, quang minh soi suốt, mở cửa Niết Bàn. Phật là đấng Pháp Vương, đứng trên các bậc Thánh, làm thầy tất cả cõi Người, theo chỗ tâm nguyện, đều khiến đắc đạo. Nay được gặp Phật, lại được nghe hồng danh đức Phật Vô Lượng Thọ, tất cả đều vui mừng, tâm trí được mở mang sáng suốt.

Phật bảo Bồ Tát Di Lặc:

- Ông nói phải đấy, nếu có người nào tin kính đức Phật thì người ấy có phúc thiện lớn, vì lâu lắm Phật mới thị hiện một lần. Nay ta làm Phật ở cõi đời nầy, diễn nói kinh pháp, truyền bá đạo giáo, cắt lưới nghi ngờ, nhổ gốc ái dục, lấp mọi nguồn ác, đi khắp Tam Giới, không đâu trở ngại. Trí tuệ mở mang, tóm thâu lý đạo, cầm giữ mối giềng, phân minh rõ rệt, chỉ bảo năm chốn, độ kẻ chưa độ, dứt hẳn sinh tử, đến đạo Niết Bàn.

Di Lặc nên biết: Ông từ vô số kiếp tới nay, tu hạnh Bồ Tát, cứu độ chúng sinh, từ lúc đắc đạo cho đến khi vào Niết Bàn, không thể kể số được. Ông cùng mười phương Trời, Người và tứ chúng nhiều kiếp xoay vần trong năm đạo, lo sợ cần khổ, không thể nói hết. Ðời nay gặp Phật, được nghe kinh pháp, lại được nghe tên Phật Vô Lượng Thọ, thật vui sướng lắm thay! Tôi mừng giùm cho ông đó. Ông nay cũng nên tự chán mọi nỗi thống khổ về Sinh, Lão, Bệnh, Tử và sự xấu bất tịnh, chẳng đáng vui kia. Tự mình nên quyết đoán, thân ngay, tâm chính, làm nhiều việc thiện, sửa mình trong sạch, rửa bỏ tâm nhơ. Lời nói tin thật, nết na ngay thẳng, ý nghĩ, việc làm ứng hợp với nhau. Người đã độ được mình, lại cứu người khác, tinh tiến cầu nguyện, chứa thêm nhân lành. Tuy có mỏi mệt nhưng được sinh về cõi Phật Vô Lượng Thọ, vui sướng không cùng, an vui mãi mãi. Ðã nhổ hết gốc rễ sinh tử, lại không còn khổ nạn, tham giận, ngu si. Lúc ấy, muốn thọ một kiếp, một trăm kiếp hay ngàn ức vạn kiếp cũng tùy theo ý mình, đều có thể được. Ðó là Pháp vô vi tự nhiên, gần với đạo Niết Bàn. Các ông tâm nguyện điều gì, đều phải tinh tiến, không nên ngờ vực, kẻo hối không kịp, giữa chừng ăn năn, tự làm tội lỗi, sinh vào cung điện thất bảo nơi biên địa kia, trong năm trăm năm, chịu mọi gian khổ.

Di Lặc bạch rằng:

- Con xin ghi nhận lời dạy vô cùng quý báu của Phật, chăm chỉ tu học, vâng làm theo lời Phật dạy, chẳng dám nghi ngờ điều gì.

Phật bảo Di Lặc:

- Các ông ở trong đời này, ngay lòng thật dạ, chẳng làm việc dữ, công đức rất lớn, mười phương thế giới chẳng ai sánh bằng. Tại sao? Vì cõi nước chư Phật, các hàng Trời và Người, chỉ làm các điều lành, chẳng làm những điều dữ, nên dễ dàng khai hóa. Nay ta làm Phật ở thế gian này, trong đó có năm sự dữ, năm sự đau, năm sự đốt, rất là cực khổ. Như Lai giáo hóa quần sinh khiến bỏ năm sự dữ, rời năm sự đau, lìa năm sự đốt; khiến giữ năm sự lành, để dẫn đến phúc đức trường thọ của Ðạo Niết Bàn, thật là vô cùng khó khăn.

Năm sự dữ là gì? Năm sự đau là gì? Năm sự đốt là gì? Làm thế nào tiêu trừ năm sự dữ, khiến giữ năm sự lành, để cho đầy đủ phúc đức, khi chết đi được sinh lên cõi Trường Thọ Niết Bàn.

Sự dữ thứ nhất: Từ Trời, Người cho đến các loài giun, bọ, đều cùng ham làm những việc bạo ác, mạnh bắt nạt yếu, mưu hại lẫn nhau, chèn ép đánh giết, cắn nuốt lẫn nhau. Chẳng biết tu thiện, ác nghịch vô đạo, tự nhiên chịu lấy tội vạ về sau. Thần minh ghi nhớ, chẳng tha kẻ phạm. Thế nên có kẻ nghèo khó thấp hèn, ăn xin côi cút, câm ngọng điếc mù, xấu xa ngây dại, chẳng kịp được người. Vả lại, có kẻ giàu sang, thông minh tài trí là do tu thiện tích đức, thực hành thiện pháp trong những đời trước. Nhưng nay lại thành nghiệp ác gây nên tội lỗi. Lúc sống vướng phải pháp luật thế gian, lao tù đày đọa, chịu mọi hình phạt, rõ ràng trước mắt, khó mong ra khỏi. Ðến khi chết đi, vào cõi u minh, hoặc lâu hoặc mau, chuyển sang thân khác, phải chịu tam đồ thật là cực khổ. Thần hồn tình thức tự nhiên cùng sinh, báo oán lẫn nhau triền miên không dứt. Ác báo chưa hết, chẳng rời được nhau, loanh quanh trong đó, không hẹn ngày ra, khó được giải thoát, khổ đau rên xiết. Ðó là sự dữ thứ nhất, sự đau thứ nhất, sự đốt thứ nhất. Ví như lửa dữ đốt cháy thân người, nhưng nếu người biết được thì dù ở trong lửa dữ, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, làm mọi điều lành, chẳng làm điều dữ, liền được độ thoát, được phúc đức lớn, nên khi qua đời, được sinh lên cõi Thượng Thiên Nê Hoàn. Ðó là sự lành lớn thứ nhất.

Sự dữ thứ hai: Người trong thế gian, cha con, anh em, chồng vợ không biết nghĩa lý, chẳng theo pháp luật, tâm ý buông lung, hoang dâm kiêu ngạo, nịnh nọt chẳng ngay, nói năng không thật; ghét người hiền, chê người thiện, bẫy người vào chỗ oan uổng. Bậc trên bất minh, tin dùng kẻ dưới; kẻ dưới tự ý, gian giảo nhiều bề, mưu mô tham nhũng, hại kẻ trung lương, trái nghịch ý trời. Dưới lừa dối trên, con lừa dối cha; bà con quen biết, dối gạt lẫn nhau; ai nấy đều mang lòng tham muốn, giận hờn, ngây dại, coi mình cao trọng, tham lam quá độ, sang hèn trên dưới, đều như vậy cả. Làng xóm chợ thôn, người ngu kẻ dại, bóc lột lẫn nhau, kết thành oan trái. Giầu có keo sẻn, chẳng chịu giúp người, tham ái quá nặng, khổ xác nhọc tâm. Cứ như thế mãi, không nơi nương cậy; trong cõi u minh, đi lại một mình; thiện ác họa phúc, theo nghiệp đầu thai. Hoặc ở chốn vui, hoặc vào nơi khổ, sau đó mới hối thì đã muộn rồi. Người trong thế gian tâm ngu trí mọn, chê ghét người lành, chẳng lòng kính mến. Hành động gian tham, rình lấy của người, khi tiêu xài hết lại đi tìm kiếm. Tâm tà chẳng chính, chẳng chịu nghĩ suy, việc đến xảy ra, bấy giờ mới hối.

Lúc sống vướng phải pháp luật thế gian, theo tội mình làm, chịu lấy hình phạt. Ngoài ra thiên thần ghi tên vào sổ nên khi chết đi, thần hồn bị đọa vào trong đường dữ, khổ não không lường. Quanh quẩn trong đó, nhiều đời nhiều kiếp, không hẹn ngày ra, khổ đau khôn xiết! Ðó là sự dữ lớn thứ hai, sự đau thứ hai, sự đốt thứ hai. Ví như lửa dữ đốt cháy thân người. Nhưng nếu người biết được thì dù ở trong đó, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, không làm việc dữ, chỉ làm việc lành, liền được độ thoát, được phúc đức lớn, nên khi qua đời được sinh lên cõi Thượng Thiên Niết Bàn. Ðó là sự lành lớn thứ hai.

Sự dữ thứ ba: Người ta sinh trong thế gian đều là sống gửi, tuổi thọ chẳng được bao nhiêu. Trên là bậc hiền minh, trưởng giả, tôn quý hào phú; dưới là kẻ bần cùng hạ tiện, bại liệt ngu si; giữa là người ác, thường mang lòng tà, chỉ nghĩ dâm dật, phiền não, ái dục giao loạn, ngồi đứng chẳng yên; ý tham tiếc giữ, chỉ muốn lấy được; dòm ngó sắc đẹp, thói tà hiện ra, vợ mình chán ghét, đi lại ngoại tình; tổn hại gia cang, làm điều trái phép, tụ hợp kết bè, ra quân đánh lộn, chỉ nghĩ việc ác, làm càn làm bậy, trộm cắp của người; dông tâm phởn ý, mệt xác tìm vui chốc lát. Hoặc đối với họ hàng, chẳng kể người nên kẻ dưới, bà con nội ngoại buồn khổ chán ghét, lại cũng chẳng sợ phép nước cấm ngăn. Tội dữ như thế, chạm đến cả người và quỷ; nhật nguyệt soi thấy, thần minh xét biết, nên bị đọa vào tam đồ khổ não; quanh quẩn trong đó, nhiều đời nhiều kiếp, chẳng hẹn ngày ra, khổ đau khôn xiết! Ðó là sự dữ lớn thứ ba. Ví như lửa mạnh đốt cháy thân người. Nhưng nếu người biết được, thì dù ở trong đó, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, chỉ làm việc lành, chẳng làm việc dữ, liền được độ thoát, được phúc đức lớn, nên khi qua đời, được sinh lên cõi Thượng Thiên Niết Bàn. Ðó là sự lành lớn thứ ba.

Sự dữ thứ bốn: Người trong thế gian chẳng nghĩ tu thiện, chỉ xúi giục nhau làm những việc ác. Hoặc nói hai chiều, nói lời độc ác, nói lời gian dối, nói lời thêu dệt, gièm pha, ghen ghét, phá hại người hiền, chẳng hiếu cha mẹ, khinh nhờn sư trưởng, chẳng giữ thành tín với bầu bạn. Tự cao tự đại, cho mình có học, cậy thế làm càn, lấn át người khác; không biết xấu hổ, chẳng sợ Trời Ðất, Thần Minh, Nhật Nguyệt, coi thường tất cả. May nhờ đời trước làm nhiều phúc đức nên được tiếp giúp cho chút ơn lành. Ðời nay làm dữ, phúc đức mất hết, các thiện quỷ thần đều xa bỏ cả. Trơ trọi một mình, không nơi nương tựa. Tuổi thọ khi hết, sự dữ đi theo, tội báo kéo lôi, không sao lìa bỏ, đành phải đi trước vào trong vạc lửa, thân tâm tan nát, tinh thần đau khổ, tới lúc ấy rồi, ăn năn không kịp. Cho nên phải lăn lộn trong tam đồ khổ não nhiều đời nhiều kiếp, không hẹn ngày ra, khổ đau khôn xiết! Ðó là sự dữ thứ tư, sự đau thứ tư, sự đốt thứ tư, khổ sở khôn cùng. Ví như lửa dữ, đốt cháy thân người. Nhưng nếu người biết được thì dù ở trong đó, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, chỉ làm việc lành, chẳng làm việc dữ, liền được độ thoát, được phúc đức lớn, nên khi qua đời, được sinh lên cõi Thượng Thiên Niết Bàn. Ðó là sự lành thứ tư.

Sự dữ thứ năm: Người ở thế gian dựa dẫm lười biếng, chẳng chịu làm lành, sửa mình tu tập. Cha mẹ dạy bảo, trợn mắt giận dữ, nói năng chẳng hòa, trái ngược ngang bướng. Giống như oan gia, chẳng hơn chẳng kém, lấy cho bừa bãi, ai cũng ghét chê, quên ơn trái nghĩa không tâm báo đền. Nghèo cùng túng thiếu, sinh tâm làm liều, dông dỡ chơi bời, bạc bài gian lận, số tiền lấy được, dùng nuôi thân mình, đắm say rượu thịt, ăn uống không chừng, tâm ý buông lung, ngang tàng xấc xược; chẳng biết phải trái, cưỡng ép tình người. Thấy người hiền thiện, đem lòng ganh ghét, không lễ không nghĩa, chẳng kiêng nể gì. Tự cho mình phải, chẳng kể khuyên can. Lục thân quyến thuộc hoặc no hay đói, chẳng cần. nghĩ đến; chẳng nghĩ công ơn cha mẹ, chẳng giữ đạo nghĩa thầy bạn. Tâm thường nghĩ điều dữ, miệng thường nói điều dữ, thân thường làm việc dữ, chẳng làm một chút lành. Chẳng tin chư Phật, kinh pháp, thánh hiền; chẳng tin tu đạo thì được giải thoát, chẳng tin chết rồi còn có sinh nữa, chẳng tin làm lành được lành, làm dữ chịu dữ. Lại muốn giết cả Phật, Thánh, khuấy rối chúng Tăng; muốn hại đến cả cha mẹ, anh em, họ hàng, lục thân ghét bỏ, mong cho chết đi. Tâm ý người đời phần nhiều như vậy. Ngu dại mờ tối, lại cho mình khôn ngoan sáng suốt; chẳng biết sinh từ đâu lại, chết sẽ đi đâu, chẳng nhân chẳng thuận, trái nghịch trời đất mà vẫn cầu mong được sống lâu. Phật có từ tâm dạy bảo, khiến cho tỏ ngộ đường sinh tử, thiện ác thì lại chẳng chịu tin theo. Tâm bị nghẽn lấp, ý chẳng mở mang. Ðến khi sắp chết, những sự ăn năn, sợ hãi dồn đến thì dù muốn lo làm lành, ăn năn sửa đổi, làm sao kịp được. Trong khoảng trời đất, năm đạo rõ ràng: Trời, Người, Ðịa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh mênh mông mờ mịt, thiện ác báo ứng, họa phúc theo nhau, tự mình chịu lấy, chẳng ai thay được. Người lành làm việc lành từ vui vào chỗ vui, từ sáng vào chỗ sáng; người dữ làm việc dữ từ khổ vào chỗ khổ, từ tối vào chỗ tối. Lẽ ấy không ai biết được, chỉ có Phật mới biết rõ thôi. Lời dạy chỉ bảo, nhưng ít kẻ tin theo. Sống chết chẳng ngừng, đường dữ chẳng dứt. Người đời như thế khó thể nói hết. Cho nên mới có ba đường khổ não, lăn lộn trong đó, nhiều đời nhiều kiếp khó được giải thoát, đau khổ nói sao cho xiết. Ðó là sự dữ thứ năm, sự đau thứ năm, sự đốt thứ năm, khổ sở không cùng. Ví như lửa mạnh đốt cháy thân người. Nhưng nếu người nào biết được, dù ở trong đó, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, chỉ làm việc lành, chẳng làm việc dữ thì được độ thoát, được phúc đức lớn, nên khi chết đi, được sinh lên cõi Thượng Thiên Niết Bàn. Ðó là sự lành thứ năm.

Phật bảo Di Lặc rằng:

Ta bảo với các ông, đời có năm sự dữ, năm sự đau, năm sự đốt khổ sở như vậy. Tất cả chỉ vì làm điều dữ, chẳng chịu làm điều lành nên mới phải ra vào trong các đường dữ. Hoặc ngay hiện tại mắc bệnh hiểm nghèo, mong chết chẳng được, mong sống chẳng xong. Tội báo hiển hiện khiến cho mọi người đều được trông thấy. Ðến khi chết đi, theo việc đã làm, vào ba đường dữ, tự đốt lẫn nhau, khổ sở khốn cùng đến bao đời sau, cùng gây kết oán. Khởi từ việc nhỏ liền thành ác lớn, đều bởi tham tài đắm sắc, chẳng chịu làm ơn bố thí, ngu si tham dục hối thúc, tư tưởng chạy theo tâm mình, phiền não trói buộc chẳng cởi ra được. Giành lợi về mình, không xét phải trái. Giàu sang sung sướng, hiện thời vui dạ, chẳng hay nhẫn nhục, chẳng chăm tu thiện. Uy thế không được bao, rồi cũng tan biến hết, khiến tâm thân lao khổ, lâu ngày thành nguy kịch. Thể đạo thường nhiên, xưa nay vẳng lặng, tựa như cung tên, giương, buông vẫn giữ. Màng lưới nhân quả đều hợp lẫn nhau, như bóng theo hình, tuy thưa khó lọt. Riêng mình côi cút, sống trong cảnh ấy mà chẳng hay biết, thật thẹn lắm thay!

Thế gian như vậy, ta thật thương họ, nên đem sức thần trừ diệt việc dữ, đưa tới điều lành. Xóa sạch ý quấy, giữ gìn kinh giới, chịu làm theo đạo pháp, chẳng hề sai trái, hầu mong giải thoát tới đạo Niết Bàn.

Phật lại dạy rằng:

Ông cùng với các hàng Trời, Người và người đời sau được nghe kinh Phật, phải suy nghĩ kỹ. Thực hành theo lời Phật dạy, tâm ngay hạnh chính; bậc trên nhất nên làm việc lành để dẫn dụ kẻ dưới, khuyên bảo lẫn nhau khiến ai nấy tự giữ mình cho ngay chính. Tôn bậc Thánh, kính người lành, nhân nghĩa từ bi. Lời Phật dạy bảo, không hề sai trái. Lòng mong cứu đời, nhổ dứt gốc mọi sự dữ trong đường sinh tử, xa lánh tam đồ là ba đường dữ, vô cùng lo sợ khổ đau. Các người hãy nên trồng nhiều cây đức, ban ơn bố thí, đừng phạm giới cấm; nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ; giáo hóa lẫn nhau, tu phúc làm thiện. Chính tâm thành ý, trai giới thanh tịnh, một ngày một đêm, công đức còn hơn làm lành một trăm năm ở cõi Phật Vô Lượng Thọ. Tại sao vậy? Vì cõi nước đức Phật ấy, vô vi tự nhiên, chứa mọi sự lành, không có mảy may sự dữ. Cõi Sa Bà tu thiện mười ngày mười đêm còn hơn làm lành một ngàn năm ở các cõi Phật phương khác. Tại sao vậy? Vì ở các cõi Phật phương khác, người làm lành nhiều, kẻ làm dữ ít, phúc đức tự nhiên, không có chỗ để tạo nên sự dữ. Chỉ ở cõi Sa Bà có nhiều sự dữ, chẳng có tự nhiên. Khổ công tham muốn, lừa dối lẫn nhau, mệt tâm nhọc thân, ăn cay uống đắng, việc dữ như thế nối tiếp không ngừng. Ta thương các người là hàng Trời, Người nên khổ tâm dạy bảo, khiến tu thiện nghiệp. Tùy nghi dạy bảo, trao cho kinh pháp. Nếu ai được tin, theo ý sở nguyện, đều khiến cho chứng được đạo quả. Phật đi đến đâu, nước làng khu xóm, chẳng đâu chẳng được nhờ ơn giáo hóa. Thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt sáng trong, mưa gió thuận hòa, tai nạn chẳng khởi. Nước giàu dân yên, binh đao vô dụng. Chuộng đức dấy nhân, chăm tu lễ nhượng.

Phật lại dạy rằng:

Ta thương xót lũ người là các Trời, Người còn hơn cha mẹ thương nghĩ đến con. Nay ta làm Phật ở cõi đời này, hàng phục năm sự dữ, tiêu trừ năm sự đau, diệt tắt năm sự đốt, đem sự lành, trừ sự dữ, nhổ sạch cái khổ sinh tử, khiến cho được năm đức, lên tới cõi an lạc vô vi. Khi ta nhập diệt rồi, kinh đạo sẽ mất dần, loài người dua nịnh dối trá, trở lại làm mọi sự dữ nên bị năm sự dốt, năm sự đau y như trước kia. Càng lâu về sau, càng thêm cực khổ, nói không thể hết. Ðó là ta chỉ nói sơ qua cho các ngươi nghe, các ngươi nên suy nghĩ cho kỹ, khuyên bảo lẫn nhau, theo như kinh pháp Phật, dạy mà tu hành, không được trái phạm.

Bấy giờ Bồ Tát Di Lặc, chắp tay bạch rằng:

Những lời Phật dạy rất đúng, người đời quả thật như vậy. Như Lai lòng từ thương xót chúng sinh, khiến cho hết thảy đều được độ thoát. Chúng con xin ghi nhận lời dạy quý trọng của Phật, chẳng dám trái sai.

Phật bảo A Nan:

Ông hãy đứng dậy, sửa lại y phục, chấp tay cung kính, đỉnh lễ đức Phật Vô Lượng Thọ. Mười phương cõi nước chư Phật Như Lai thường cũng ngợi khen Phật Vô Lượng Thọ không ngừng không ngớt.

Bấy giờ A Nan đứng dậy, sửa lại y phục, thẳng mình hướng về phía Tây, cung kính chấp tay, năm vóc sát đất, đỉnh lễ đức Phật Vô Lượng Thọ, bạch rằng:

"Lạy Ðức Thế Tôn! Con nguyện được thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ ở cõi nước An Lạc, và các đại chúng Bồ Tát, Thanh Văn”.

Bạch xong, tức thời đức Phật Vô Lượng Thọ buông hào quang sáng lớn, soi khắp tất cả thế giới chư Phật, lần lượt núi Kim Cương, núi Tu Di, các núi lớn nhỏ, cung điện, trời, người đều cùng hiện ra hết cả. Ví như nước lớn tràn ngập thế giới, muôn vật trong đó chìm đắm chẳng hiện, chỉ thấy nước lớn mênh mông bát ngát, ánh hào quang sáng của Ðức Phật kia cũng giống như thế. Tất cả ánh hào quang của Bồ Tát, Thanh Văn đều bị che mờ bởi ánh hào quang rực rỡ của Ðức Phật.

Bấy giờ A Nan và tứ chúng liền trông thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ: oai đức cao vời như núi Tu Di, cao hơn tất cả trong các thế giới. Nương theo ánh sáng hào quang vô cùng mầu nhiệm của đức Phật Vô Lượng Thọ, các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, Người bên cõi Cực Lạc cũng thấy được rõ ràng đức Phật Thích Ca ở cõi Sa Bà đang vì đại chúng mà thuyết pháp.

Lúc ấy, Phật hỏi A Nan và Từ Thị Bồ Tát rằng:

Trong cõi nước kia, từ mặt đất trở lên, đến cõi Trời Tịnh Cư, trong đó có những vật mầu nhiệm, thanh tịnh, tự nhiên, các ông trông thấy hết không?

A Nan đáp:

- Dạ, chúng con đã thấy.

- Các ông có nghe tiếng lớn của đức Phật Vô Lượng Thọ truyền đi khắp tất cả thế giới để giáo hóa chúng sinh chăng?

A Nan đáp:

- Dạ, chúng con đã nghe!

- Các ông có thấy nhân dân cõi nước kia nương nơi cung điện thất bảo rộng lớn trăm ngàn do tuần, đi khắp mười phưong cúng dường chư Phật, mà không bị trở ngại chăng?

A Nan đáp:

- Dạ, chúng con đã thấy.

- Các ông có thấy, nhân dân cõi nước kia, có loài thai sinh chăng?

A Nan đáp:

- Dạ, chúng con đã thấy. Loài thai sinh đó, ở nơi cung điện, rộng trăm do tuần, hoặc năm trăm do tuần, họ thụ hưởng mọi sự khoái lạc, tự nhiên như trên cõi trời Ðao Lợi vậy.

Bấy giờ, Từ Thị Bồ Tát bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì, nhân dân nước kia, người thì thai sinh, kẻ lại hóa sinh?

Phật bảo Từ Thị:

Nếu có chúng sinh tu các công đức, nguyện sinh về cõi kia, nhưng đem lòng ngờ vực thì chẳng rõ được trí của Phật, trí chẳng thể nghĩ bàn, trí chẳng thể ngợi khen, trí đại thặng rộng lớn, trí trên hơn hết, không có trí nào sánh bằng. Ðối với các thứ trí ấy, ngờ vực chẳng tin. Song còn biết tin tội tin phúc, tu tập điều lành, nguyện sinh về cõi Cực Lạc.

Những chúng sinh đó khi mệnh chung lại được sinh nơi cung điện kia, thọ năm trăm tuổi, thường chẳng thấy Phật, chẳng nghe kinh Pháp, chẳng thấy Bồ Tát, Thanh Văn, Thánh chúng. Bởi thế, ở cõi nước kia gọi là thai sinh. Nếu có chúng sinh, tin rõ Phật trí cho đến Thắng trí, làm mọi công đức, lòng tin hồi hướng, sẽ được hóa sinh trong hoa thất bảo, ngồi xếp bằng tròn, trong khoảng giây phút, thân tướng trang nghiêm, công đức trí tuệ, đều trọn đủ cả, như các Bồ Tát vậy.

Lại nữa, Từ Thị! Các Ðại Bồ Tát ở phương khác phát tâm muốn được thấy đức Phật Vô Lượng Thọ và các chúng Bồ Tát, Thanh Văn bên nước của Ngài để cung kính cúng dường, thì các Bồ Tát ấy, khi mệnh chung được sinh về cõi Phật Vô Lượng Thọ, tự nhiên hóa sinh, trong hoa thất bảo. Di Lặc nên biết: Bậc hóa sinh thì có trí tuệ rộng lớn. Còn hạng thai sinh thì trí tuệ thấp kém, trong năm trăm năm chẳng được thấy Phật, chẳng nghe kinh Pháp, chẳng thấy Bồ Tát, các chúng Thanh Văn; không được cúng dường chư Phật, chẳng biết phép tắc Bồ Tát, chẳng được tu tập công đức. Hạng người này, bởi đời trước không có trí tuệ, ngờ vực trong lúc tu nhân, nên hậu quả là như vậy.

Phật bảo Di Lặc:

Ví như Chuyển Luân Thánh Vương có nhà tù bằng bảy tứ báu, trang hoàng đẹp đẽ, trần thiết giường mùng, treo các dây lọng. Nếu có Thái Tử phạm tội với Vua, liền bị giam vào trong đó, cột bằng khóa vàng, rồi cung cấp cho mọi thứ: cơm nước, áo quần, giường nệm, hoa hương, kỹ nhạc, giống như vua Chuyển Luân, không thiếu thứ gì. Vậy theo ý ông, các vị Thái Tử có thích ở nơi ấy chăng?

- Bạch đức thế Tôn! Chắc hẳn không thích. Chỉ muốn tìm đủ mọi cách, cầu mọi thế lực, mong được ra khỏi chốn ấy.

Phật bảo Di Lặc:

Chúng sinh tu phúc, cũng giống như thế, vì còn ngờ vực trí tuệ của Phật, nên tuy sinh vào cung điện bảy báu, không có hình phạt, không có khổ sở. Nhưng trong năm trăm năm, chẳng thấy Tam Bảo, chẳng được cúng dường, chẳng được tu các nhân lành, nên lấy đó làm khổ. Tuy vui có thừa, nhưng cũng chẳng vui bằng cõi Phật Vô Lượng Thọ. Nếu chúng sinh ấy biết được lỗi mình, ăn năn tự trách, cầu lìa khỏi đấy liền được như ý, dần được đến chỗ cõi Phật Vô Lượng Thọ và vô lượng vô số các cõi Phật khác, cung kính cúng dường và tu mọi công đức. Di Lặc nên biết: Hễ có Bồ Tát nào sinh tâm ngờ vực là mất lợi lớn. Vì thế, nên phải hiểu rõ và tin tưởng vào trí tuệ tuyệt vời của chư Phật.

Bồ Tát Di Lạc bạch Phật rằng:

- Bạch Ðức Thế Tôn! Ở thế giới Sa Bà có được bao nhiêu vị Bất Thoái Bồ Tát, sinh về cõi Phật Vô Lượng Thọ?

Phật bảo Di Lặc:

- Ở thế giới này có sáu mươi bảy ức vị Bất Thoái Bồ Tát vãng sinh sang cõi nước ấy. Mỗi một vị Bồ Tát đã từng cúng dường vô số chư Phật, gần bằng sự cúng dường của Di Lặc vậy. Còn các tiểu hạnh Bồ Tát và người tu tập công đức còn ít thì số vãng sinh chẳng thể kể xiết.

Chẳng những ở cõi ta, mà các cõi Phật phương khác cũng đều có các Bồ Tát vãng sinh sang cõi Cực Lạc.

Một là cõi Phật Viễn Chiếu, cõi ấy có một trăm tám mươi ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Hai là cõi Phật Bảo Tạng, cõi ấy có chín mươi ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Ba là cõi Phật Vô Lượng Âm, cõi ấy có hai trăm hai mươi ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Bốn là cõi Phật Cam Lộ Vị, cõi ấy có hai trăm năm mươi Bồ Tát, đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Năm là cõi Phật Long Thắng, cõi ấy có mười bốn ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Sáu là cõi Phật Thắng Lực, cõi ấy có một vạn bốn ngàn Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Bảy là cõi Phật Sư Tử, cõi ấy có năm trăm Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Tám là cõi Phật Ly Cấu Quang, cõi ấy có tám mươi ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Chín là cõi Phật Ðức Thủ, cõi ấy có sáu mươi ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Mười là cõi Phật Diệu Ðức Sơn, cõi ấy có sáu mươi ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Mười một là cõi Phật Nhân Vương, cõi ấy có mười ức Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Mười hai là cõi Phật Vô Thượng Hoa, cõi ấy có vô số các bậc Bất Thoái Bồ Tát, trí tuệ dũng mãnh, đã từng cúng dường vô số chư Phật, Chỉ trong bảy ngày mà thu nhiếp được các pháp kiên cố của các Ðại Sĩ đã từng tu tập trăm ngàn ức kiếp. Các Bồ Tát ấy đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Mười ba là cõi Phật Vô Úy, cõi ấy có bảy trăm chín mươi ức Ðại Bồ Tát, còn Tiểu Bồ Tát và các Tỉ Khưu chẳng thể kể xiết, đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.

Phật bảo Di Lặc:

- Chẳng những chỉ có các vị Bồ Tát trong mười bốn cõi Phật ấy được vãng sinh, mà còn rất nhiều Bồ Tát ở mười phương thế giới cõi Phật, số được vãng sinh, cũng nhiều như vậy. Nay ta chỉ nói lược danh hiệu chư Phật mười phương và các Bồ Tát, Tỉ Khưu được sinh sang cõi ấy. Nếu nói rộng ra thì suốt đêm ngày, trong cả một kiếp, cũng không thể hết được.

Phật bảo Di Lặc:

- Nếu có người được nghe danh hiệu của Ðức Phật Vô Lượng Thọ sinh tâm vui mừng chỉ trong một niệm, cũng biết người ấy, được lợi ích lớn, công đức tròn đầy.

Này Di Lặc! Nếu có lửa dữ, đầy khắp ba ngàn Ðại Thiên thế giới, gắng sức vượt qua, được nghe Kinh này, vui mừng tin ưa, chịu giữ đọc tụng, theo như Phật dạy mà tu hành thì được lợi ích không thể kể xiết.

Vì sao vậy? Vì có nhiều Bồ Tát muốn được nghe kinh này. Nếu lại có người, được nghe kinh này thì đạo Vô Thượng quyết không lui chuyển. Do đó, nên phải chuyên tâm tin chịu, trì tụng, khiến được thấy Phật Vô Lượng Thọ và tất cả cảnh vật kỳ diệu ở cõi nước Cực Lạc.

Nay Như Lai vì chúng sinh mà nói kinh này, nếu làm điều gì, trước nên cầu thỉnh và thực hành ngay. Ðừng để khi ta diệt độ rồi, lại sinh tâm ngờ vực. Như Lai đem lòng từ bi thương xót nói cho ông rõ: Về đời mạt pháp, kinh giáo diệt hết, chỉ còn riêng kinh này trụ lại một trăm năm, nếu có người nào gặp được kinh này, tùy theo ý nguyện, đều được độ thoát.

Phật bảo Di Lặc:

Như Lai ra đời, khó gặp khó thấy, kinh giáo của Phật khó được khó nghe, thắng pháp của Bồ Tát, các pháp Ba La Mật, cũng khó được nghe; gặp bậc thiện tri thức, được nghe pháp mà tu hành cũng lại là rất khó. Nếu người nghe Kinh này mà tín tâm chịu giữ thì lại càng khó, chẳng gì khó hơn. Vì thế, pháp của Như Lai, làm như vậy, nói như vậy, dạy như vậy, phải tin theo, đúng pháp mà tu hành.

Khi đức Thế Tôn nói kinh này, vô số chúng sinh nghe rồi đều phát tâm Vô Thượng Chính Giác. Một vạn hai ngàn na do tha ngưòi được Pháp Nhãn thanh tịnh, hai mươi ức chư thiên nhân dân được quả A La Hán, tám mươi vạn Tỉ Khưu được Lậu Tận Ý Giải, bốn mươi ức Bồ Tát được ngôi Bất Thoái Chuyển; rồi đem công đức thệ nguyện rộng lớn mà trang nghiêm cho mình, đến đời sau này thì thành bậc Chính Giác.

Lúc ấy, ba ngàn Ðại Thiên thế giới sáu thứ chấn động, ánh sáng lớn chiếu khắp mười phương các cõi nước, trăm ngàn âm nhạc tự nhiên trỗi lên, vô số hoa thơm ngào ngạt từ trên không rải xuống.

Phật nói kinh này xong, Bồ Tát Di Lặc và các Bồ Tát ở mười phương lại, Trưởng Lão A Nan, các đại Thanh Văn và tất cả đại chúng đều vui mừng tin chịu vâng làm.

http://www.niemphat.net/Kinh/KinhVoLuongTho/kinhvoluongtho_ha.htm

NGHI THỨC TỤNG KINH

NGHI THỨC TỤNG KINH

UNIVERSITY OF DELHI


NGHI THỨC TỤNG KINH

NGHI THỨC TỤNG KINH TRÊN INTERNET.
1/ NGUYỆN HƯƠNG
2/ TÁN PHẬT
3/ LỄ PHẬT ( 3 LỄ )
4/ TỤNG ĐẠI BI THẦN CHÚ
5/ KHAI KINH KỆ
6/ TỤNG KINH DI ĐÀ OR KINH PHỔ MÔN
7/ TỤNG BÁT NHÃ TÂM KINH
8/ TỊNH ĐỘ VÃNG SANH THẦN CHÚ
9/ XƯỚNG BÀI " ÁI HÀ THIÊN XÍCH LÃNG " NIỆM PHẬT
10/ SÁM BÀI THẬP ĐẠI NGUYỆN VƯƠNG
11/ PHỤC NGUYỆN
12/ TAM TỰ QUY Y ( LỄ PHẬT HẾT )
( MUỐN TỤNG PHẦN NÀO THÌ CLICK VÀO PHẦN ĐÓ RỒI TỤNG)

NGUYỆN HƯƠNG



NGUYỆN ĐEM LÒNG THÀNH KÍNH
Wishing to bring forth my utmost sincerity,
GỞI THEO ĐÁM MÂY HƯƠNG
Along with this cloud of incense
PHƯỞNG PHẤT KHẮP MƯỜI PHƯƠNG
To appear in the ten directions,
CÚNG DƯỜNG NGÔI TAM BẢO
As an offering to the Triple Jewels,
THỀ TRỌN ĐỜI GIỬ ĐẠO
Vowing to maintain my faith,
THEO TỰ TÁNH LÀM LÀNH
Following thy true nature to live morally,
CÙNG PHÁP GIỚI CHÚNG SANH
Including sentient beings of the Dharma realms,
CẦU PHẬT TỪ GIA HỘ
Praying the compassionate Buddha for protection,
TÂM BỒ ĐỀ KIÊN CỐ
Firmly maintaining the Bodhi Mind,
XA BỂ KHỔ NGUỒN MÊ
Abandoning the shoreline of suffering and ignorance,
CHÓNG QUAY VỀ BỜ GIÁC
to quickly attain the Ultimate Enlightenment.
NAM MÔ HƯƠNG CÚNG DƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT

BÀI XƯNG TÁN CÔNG ĐỨC PHẬT



ĐẤNG PHÁP VƯƠNG VÔ THƯỢNG
The Unsurpassed Dharma King.
BA CÕI CHẲNG AI BẰNG
Unequaled in the three world,
THẦY DẠY CỦA TRỜI NGƯỜI
The Master of Gods and Men,
CHA LÀNH CHUNG BỐN LOẠI
The kind Father of four kinds of living beings,
CON MỘT NIỆM QUY Y
If singleđmindedly taking refuge with three,
DIỆT SẠCH NGHIỆP BA ĐỜI
The Karma of three periods will be eliminated,
XƯNG DƯƠNG CÙNG TÁN THÁN
Praising and glorifying Thee,
ỨC KIẾP KHÔNG CÙNG TẬN
The Merits and Virtues obtained are unending.

ĐẢNH LỄ TAM BẢO




NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ: NAM MÔ TẬN HƯ KHÔNG, BIẾN PHÁP GIỚI, QUÁ, HIỆN, VỊ LAI
With one mind I now prostrate: Namo to the end of space of all the infinite Dharma realms of the three lifespans of all the ten directions of Buddhas,
THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT, TÔN PHÁP, HIỀN THÁNH TĂNG, THƯỜNG TRỤ TAM BẢO.
Dharmas and virtuous Sangha of the Unchanging Triple Jewels.
( LẠY 1 LẠY )
NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ: NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
With one mind I now prostrate: Namo the ruler of the Saha World, the 'Sakyamuni Buddha,
PHẬT, LONG HOA GIÁO CHỦ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẠC TÔN PHẬT, ĐẠI TRÍ VĂN
future-born Maiteya Buddha, Great Wisdom Manjusri Maha-Bodhisattva,
THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT, ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT, HỘ PHÁP CHƯ TÔN BỒ TÁT, LINH
Great Conduct Samantabhadra Maha-Bodhisattva, Dharma Protectors Maha-Bodhisattvas,
SƠN HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TẠ'T.
( LẠY 1 LẠY)
Mount Gradhakuta Assemmbly of Buddha and Maha-Bodhisattva.
NHỨT TÂM ĐẢNH LỄ: NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI A DI
With one mind I now prostrate: Namo Western Ultimate Bliss World, the greatly compassionate Amitabha Buddha,
ĐÀ PHẬT, ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT, ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG
Greatly compassionate Avalokite'svara Maha-Bodhisattva, Great Strength Mahasthamaprapta Maha-Bodhisattva, Great Vow Ksitigarbha King of Maha-Bodhisattva,
VƯƠNG BỒ TÁT, THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.
and the Ocean Assembly of Peaceful Bodhisattvas.
( LẠY 1 LẠY)

ĐẠI BI THẦN CHÚ



NAMO THE GREAT COMPASSIONATE BUDDHAS AND BODHISATTVAS ASSEMBLY ( 3 times)
The Great compassionate Mantra ( Mahakaruna Dharani)
Namo ratnatrayaya. Namo arya Avalokite'svaraya Bodhisattva Mahasattvaya Mahakarunikaya.
Om! A valoka Lokate Kalati Ishiri Mahabodhisattva. Sabho Sabho Mara Mara Mashi mashi ridhayu Guru guru ghamain. Dhuru dhuru bhashiyati Maha bhashiyati. Dhara dhara Dhirini Shvaraya Jala jala Mahabhamara. Mudhill E hy ehi Shina shina Alashinbalashari. Basha bhasnin Bharashaya. Hulu hulu pra. Hulu hulu shri. Sara sara Siri siri Suru suru Buddhaya buddhaya Bodhaya bodhaya Maitriye Nilakanthi Trissa rana. Bhaya mane Svaha. Sitaya Svaha. Maha Sitaya Svaha. Sitayaye Shvaraya Svaha. Nilakanthi Svaha. Pranila Svaha. Shrisimhamukhaya Svaha. Sarvamahasastaya Svaha. Chakra astaya. Svaha. Padmakesshaya Svaha. Nilakanthepantalaya Svaha. Mopholishankaraya Svaha. Namo ratnatrayaya.
Namo arya Avalokite'svaraya 'svaha.
Om! Siddhyyantu Mantra Pataya 'Svaha.



KHAI KINH KE^.

Vo^ thu*o*.ng tha^. m tha^m vi die^.u pha'p. ; The Dharma incomparable profound and exquisite is rarely met with.
Ba' thie^n va.n kie^'p nan tao ngo^. ; Even in hundreds of thousands of millions eons;
Nga~ kim kie^'n va*n da*'c tho. tri` ; I am now able to see, listen, accept and hold it;
Nguye^.n gia?i Nhu* Lai cho*n tha^.t nghi~a. ; I vow to understand the true meaning of the Tathagatas' wonderful teachings.
NAMO 'SAKYAMUNI BUDDHA

PHẬT PHÁP CAO SÂU RẤT NHIỆM MẦU
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÓ TÌM CẦU
NAY CON NGHE ĐẶNG CHUYÊN TRÌ TỤNG
NGUYỆN HIỂU NHƯ LAI NGHĨA THẬT SÂU

TIỂU BỔN KINH DI ĐÀ


Tiểu Bổn Kinh A Di Đà

Hán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch
Việt dịch:
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Saigon, Việt Nam

1. Kỳ Viên đại hội.

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là: Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế. Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội.

2. Y báo, Chánh báo.

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.

3. Y báo trang nghiêm

Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy. Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao? Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ.

Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi.

Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

4. Chánh báo vô lượng thù thắng.

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn nại đến nay, đã được mười kiếp.

Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

5. Nhơn sanh vãng lai

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

6. Sáu phương Phật đồng khuyên tin

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi Tam thiên Đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

7. Thuyết kinh rất khó

Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: "Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này". Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.

---o0o---

Thích Nghĩa:

1. Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báo và y báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật a Di Đà Phật.

2. Triều Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là Tần nên gọi là Diệu Tần. Bậc thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.

3. Ông Cấp Cô Độc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Đà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội về ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vậy. Đệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Đại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.

4. A-Dật-Đa là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. - Càn-Đà Ha-Đề Bồ Tát là ngài Bất-Hưu-Tức Bồ Tát - Thích-Đề-Hoàn-Nhân là tên của Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi.

5. Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao rừng v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. - Chánh báo là quả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đức Phật A Di Đà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..

[6]. Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.

6.1 Khổ ở cõi Ta Bà

Tam Khổ:

1. Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..

2. Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.

3. Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.

Bát Khổ:

1. Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.

2. Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đầu bạc.

3. Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.

4. Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút.

5. Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong.

6. Ái biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.

7. Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.

6.2 Vui ở Cực Lạc

Tam Lạc:

1. Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện...

2. Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt...

3. Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động...

Bát lạc:

1. Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..

2. Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu...

3. Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu...

4. Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt...

5. Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên...

6. Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..

7. Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..

8. Vô ngũ ấm thạnh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..

Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cực Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cực Lạc.

7. Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. - Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.

8. Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi Cực Lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. - Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc: trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.

9. Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Đi kinh hành là đi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng... Đi kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.

10. Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạo như cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Đề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, và Xả. Bát Thánh Đạo Phần là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. — trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật do tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Đà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.

11. Đoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Đà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượng quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Đà.

12. A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện nay đức Di Lặc Bồ tát ở cung trời Đâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.

13. Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn lành phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Đà cùng Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát ..phóng quang đến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. - Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.

14. Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba điều: Tín (tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.

Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Ấn Độ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Đương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.

Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?

Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Đại thiên thế giới].

Đại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầy có vô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.

15. Ngũ Trược: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo... (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín... (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu não, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).


THE SMALLER

SUKHĀVATĪVYŪHA SŪTRA

or

The Sūtra on the

Buddha Amitāyus

Translated from the Chinese Version of Kumarajiva

by Nishu Utsuki

The Educational Department of the West Hongwanji

Kyoto, Japan: 1924

Public Domain.

This electronic version may be copied and distributed free and without permission provided that it is not altered in any way.


1. Thus have I heard: Once the Buddha was dwelling in the Anathapindada Garden of Jetavana in the country of Shravasti together with a large company of Bhikshus of twelve hundred and fifty members. They were all great Arhats, well known among people, (to wit): Shariputra the elder, Mahamaudgalyayana, Mahakashyapa, Mahakatyayana, Mahakaushthila, Revata, Shuddhipanthaka, Nanda, Ananda, Rahula, Gavampati, Pindola-Bharadvaja, Kalodayin, Mahakapphina, Vakkula, Aniruddha, etc., all great Shravakas [lit. disciples]; and with many Bodhisattva-Mahasattvas, (such as), Manjushri, Prince of the Lord of Truth, Bodhisattva Ajita, Bodhisattva Gandhahastin, Bodhisattva Nityodyukta, etc., all great Bodhisattvas; and also with a large company of innumerable devas, (such as) Shakrodevanam-Indra, etc.

2. Then the Buddha addressed Shariputra, the elder, and said, 'Beyond a hundred thousand kotis of Buddha-lands westwards from here, there is a world named Sukhavati. In that world there is a Buddha, Amita(-ayus) by name, now dwelling and preaching the law. Shariputra, why is that country named Sukhavati? The living beings in that country have no pains, but receive pleasures only. Therefore, it is called Sukhavati.

3. 'Again, Shariputra, in the land Sukhavati (there are) seven rows of balustrades, seven rows of fine nets, and seven rows of arrayed trees; they are all of four gems and surround and enclose (the land). For this reason the land is called Sukhavati.

4, 'Again, Shariputra, in the land Sukhavati there are lakes of the seven gems, in which is filled water with the eight meritorious qualities. The lake-bases are strewn with golden sand, and the stairs of the four sides are made of gold, silver, beryl, and crystal. On land there are stories and galleries adorned with gold, silver, beryl, crystal, white coral, red pearl and diamond [lit. agate]. The lotus-flowers in the lakes, large as chariot wheels, are blue-colored with blue splendor, yellow-colored with yellow splendor, red-colored with red splendor, white-colored with white splendor, and (they are all) the most exquisite and purely fragrant. Shariputra, the land Sukhavati is arrayed with such good qualities and adornments.

5. 'Again, Shariputra, in that Buddha-land there are heavenly musical instruments always played on; gold is spread on the ground; and six times every day and night it showers Mandarava blossoms. Usually in the serene morning lit. dawn] all of those who live in that land fill their plates with those wonderful blossoms, and (go to) make offering to a hundred thousand kotis of Buddhas of other regions; and at the time of the meal they come back to their own country, and take their meal and have a walk. Shariputra, the Sukhavati land is arrayed with such good qualities and adornments.

6. 'And again, Shariputra, in that country there are always various wonderful birds of different colors, -- swan, peacock, parrot, Chari, Kalavinka and the bird of double-heads [lit. double-lives]. Six times every day and night all those birds sing in melodious tune, and that tune proclaims the Five Virtues [lit. organs], the Five powers, the Seven Bodhi-paths, the Eight Noble Truths, and other laws of the kind. The living beings in that land, having heard that singing, all invoke the Buddha, invoke the Dharma, and invoke the Sangha. Shariputra, you should not think that these birds are in fact born as punishment for sin. What is the reason? (Because), in that Buddha-land there exist not the Three Evil Realms. Shariputra, in that Buddha-land there are not (to be heard) even the names of the Three Evil Realms. How could there be the realms themselves! All those birds are what Buddha Amitayus miraculously created with the desire to let them spread the voice of the Law. Shariputra, (when) in that Buddha-land a gentle breeze happens to blow, the precious trees in rows and the begemmed nets emit a delicate enrapturing tune, and it is just as if a hundred thousand musical instruments played at the same time. Everybody who hears that music naturally conceives the thought to invoke the Buddha, to invoke the Dharma, and to invoke the Sangha. Shariputra, that Buddha-land is arrayed with such good qualities and adornments.

7. 'Shariputra, what do you think in your mind, for what reason that Buddha is called Amita(-abha)? Shariputra, the light of that Buddha is boundless and shining without impediments all over the countries of the ten quarters. Therefore he is called Amita(-abha). Again, Shariputra, the life of that Buddha and of his people is endless and boundless in Asamkhya-kalpas, so he is named Amita(-ayus). Shariputra, since Buddha Amitayus attained Buddhahood, (it has passed) now ten Kalpas. Again, Shariputra, that Buddha has numerous Shravakas or disciples, who are all Arhats and whose number cannot be known by (ordinary) calculation. (The number of) Bodhisattvas (cannot be known) also. Shariputra, that Buddha-land is arrayed with such good qualities and adornments.

8. 'Again, Shariputra, the beings born in the land Sukhavati are all Avinivartaniya. Among them is a multitude of beings bound to one birth only; and their number, being extremely large, cannot be expressed by (ordinary) calculation. Only can it be mentioned in boundless Asamkhya-kalpas. Shariputra, the sentient beings who hear (this account) ought to put up their prayer that they may be born into that country; for they will be able to be in the same place together with those noble personages. Shariputra, by means of small good works [lit. roots] or virtues no one can be born in that country.

9. 'Shariputra, if there be a good man or a good woman, who, on hearing of Buddha Amitayus, keeps his name (in mind) with thoughts undisturbed for one day, two days, three days, four days, five days, six days, or seven days, that person, when about to die, (will see) Amitayus Buddha accompanied by his holy host appear before him; and immediately after his death, he with his mind undisturbed can be born into the Sukhavati land of Buddha Amitayus. Shariputra, as I witness this benefit, I say these words; Every being who listens to this preaching ought to offer up prayer with the desire to be born into that country.

10. 'Shariputra, as I now glorify the inconceivable excellences of Amitayus Buddha, there are also in the Eastern quarters Buddha Akshobhya, Buddha Merudhvaja, Buddha Mahameru, Buddha Meruprabhasa, Buddha Manjughosha, and Buddhas as many as the sands of the River Ganga, each of whom, in his own country stretching out his long broad tongue that covers three thousand greater worlds completely, proclaims these truthful words; All you sentient beings believe in this Sutra, which is approved and protected by all the Buddhas, and in which are glorified the inconceivable excellences (of Buddha Amitayus).

11. 'Shariputra, in the Southern worlds there are Buddha Candrasuryapradipa, Buddha Yacahprabha, Buddha Maharciskandha, Buddha Merupradipa, Buddha Anantavirya, and Buddhas as many as the sands of the River Ganga, each of whom, in his own country stretching out his long broad tongue that covers three thousand greater worlds completely, proclaims these truthful words: All you sentient beings believe in this Sutra, which is approved and protected by all the Buddhas, and in which are glorified the inconceivable excellences (of Buddha Amitayus).

12. 'Shariputra, in the Western worlds there are Buddha Amitayus, Buddha Amitalakshana, Buddha Amitadhvaja, Buddha Mahaprabha, Buddha Mahanirbhasa, Buddha Ratnala kshana, Buddha Shuddharashmiprabha, and Buddhas as many as the sands of the River Ganga, each of whom, in his own country stretching out his long broad tongue that covers three thousand greater worlds completely, proclaims these truthful words: All you sentient beings believe in this Sutra, which is approved and protected by all the Buddhas, and in which are glorified the inconceivable excellences (of Buddha Amitayus).

13. 'Shariputra, in the Northern worlds there are Buddha Arciskandha, Buddha Vaishvanaranirghosha, Buddha Dushpradharsha, Buddha Adityasambhava, Buddha Jaliniprabha, and Buddhas as many as the sands of the River Ganga, each of whom, in his own country stretching out his long broad tongue that covers three thousand greater worlds completely, proclaims these truthful words: All you sentient beings believe in this Sutra, which is approved and protected by all the Buddhas, and in which are glorified the inconceivable excellences (of Buddha Amitayus).

14. 'Shariputra, in the Nadir worlds there are Buddha Simha, Buddha Yacas, Buddha Yashaprabhava, Buddha Dharma, Buddha Dharmadhvaja, Buddha Dharmadhara, and Buddhas as many as the sands of the River Ganga, each of whom, in his own country stretching out his long broad tongue that covers three thousand greater worlds completely, proclaims these truthful words: All you sentient beings believe in this Sutra, which is approved and protected by all the Buddhas, and in which are glorified the inconceivable excellences (of Buddha Amitayus).

15. 'Shariputra, in the Zenith words there are Buddha Brahmaghosha, Buddha Nakshatraraja, Buddha Gandhottama, Buddha Gandhaprabhasa, Buddha Maharciskandha, Buddha Ratnakusumasampushpitagatra, Buddha Salendraraja, Buddha Ratnotpalashri, Buddha Sarvarthadarsha, Buddha Sumerukalpa, and Buddhas as many as the sands of the River Ganges^1, each of whom, in his own country stretching out his long broad tongue that covers three thousand greater worlds completely, proclaims these truthful words: All you sentient beings believe in this Sutra, which is approved and protected by all the Buddhas, and in which are glorified the inconceivable excellences (of Buddha Amitayus).

16. 'Shariputra, what do you think in your mind, why it is called the Sutra approved and protected by all the Buddhas? Shariputra, if there be a good man or a good woman who listens to those Buddhas' invocation of the name (of Buddha Amitayus) and the name of this Sutra, that good man or woman will be protected by all the Buddhas and never fail to attain Anuttara-samyaksambodhi. For this reason, Shariputra, all of you should believe in my words and in what all the Buddhas proclaim. Shariputra, if there are men who have already made, are now making, or shall make, prayer with the desire to be born in the land of Buddha Amitayus, they never fail to attain Anuttara-samyaksambodhi, and have been born, are now being born, or shall be born in that country. Therefore, Shariputra, a good man or good woman who has the faith ought to offer up prayers to be born in that land.

17. 'Shariputra, as I am now praising the inconceivable excellences of those Buddhas, so all those Buddhas are magnifying the inconceivable excellences of myself, saying these words: Shakyamuni, the Buddha, has successfully achieved a rare thing of extreme difficulty; he has attained Anuttara-samyaksambodhi in the Saha world in the evil period of five corruptions -- Corruption of Kalpa, Corruption of Belief, Corruption of Passions, Corruption of Living Beings, and Corruption of Life; and for the sake of all the sentient beings he is preaching the Law which is not easy to accept. Shariputra, you must see that in the midst of this evil world of five corruptions I have achieved this difficult thing of attaining Anuttara-samyaksambodhi, and for the benefit of all the beings I am preaching the Law which is difficult to be accepted. This is how it is esteemed as (a thing of) extreme difficulty.'

The Buddha having preached this Sutra, Shariputra and Bhikshus, and Devas, men, Asuras, etc., of all the worlds, who have listened to the Buddha's preaching, believed and accepted with joy, made worship, and went away.

Buddhabhashita-Amitayuh-Sutra

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH


MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH. QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT HÀNH THÂM BÁT
Maha Prajnaparamita hrdaya Sutra. The Bodhisattva Avolokite'svara, while engaged in the practice of profound Prajnaparamita.
NHÃ BA LA MẬT ĐẠ. THỜI CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG ĐỘ NHỨT THIẾT KHỔ
Perceived that the five aggregates are empty of " Self-existence". Thus he overcame all suffering and troubles.
A'CH.
XÁ LỢI TỬ, SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG
" O 'Sariputra, Form is not different from Emptiness, and Emptiness is not different from Form. Form is Emptiness and Emptiness is Form,
TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC DIỆC PHỤC NHƯ THI.
the same can be said of feelings, conceptions, actions, and conciousnesses.
XÁ LỢI TỬ, THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH, BẤT DIỆT, BẤT CẤU, BẤT TỊNH,
O 'Sariputra, the characteristics of the emptiness of all Dharmas are that it is not arising, not ceasing, not defiled, not immaculate,
BẤT TĂNG, BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC,
not increasing, not decreasing. For these reasons, in emptiness there are no Form, no feelings, no conceptions, no actions, no conciousnesses;
VÔ NHÃN, NHĨ, TỸ, THIỆT, THÂN Ý, VÔ SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, SÚC, PHÁP, VÔ NHÃN
no eyes, ear, tongue, body, or mind; no form, sound, odour, taste, touch or mind-object;
GIỚI, NẢI CHÍ VÔ Ý THƯ'C GIỚI, VÔ VÔ MINH DIỆT, VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHI' VÔ
no eye-elements until we come to no elements of conciousnesses; no ignorance and no extinction of ignorance;
LÃO TỬ, DIỆT VÔ LÃO TỬ TẬN, VÔ KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. VÔ TRÍ, DIỆC VÔ ĐẮC.
no old age and death, and no extinction of old age and death, no truth of suffering, no truth of the cause of suffering, of the cessation of sufferings or of the path. There is no knowledge and no attainment whatsoever.
DĨ VÔ HỮU ĐẮC CỐ, BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ TÂM VÔ QUÁI
By reason of non-attainment, the Bodhisattva dwelling in Prajnaparamita has no obstacles in his mind. Because there is no obstacles in his mind,
NGẠI; VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ, VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG CỨU
he has no fear, and going far beyond all perverted vews, all confusions and imaginations, reaches the Ultimate Nirvana.
CÁNH NIẾT BA`N.
TAM THẾ CHƯ PHẬT Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, CỐ ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU
All the Buddhas of the past, present and future, by relying on the Prajnaparamita, attain the Supreme Enlightenment.
TAM BỒ ĐỆ`.
CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHỨT THIẾT KHỔ, CHƠN THIỆT BẤT HƯ.
Therefore, one should know that the Prajnaparamita is the great incantation, the incantation of great wisdom, the excelled incantation, the equal of the unequaled incantation. that is capable of allaying all sufferings, true because devoid of falsehood.
CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT, CHÚ VIẾT:
This is the incantation proclaimed in the Prajnaparamita; the incantation which is proclaimed as follows:
YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TA'T BÀ HA.
" GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE, BODHI 'SVAHA."

VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ
NAM MÔ A DI ĐA BÀ GIẠ, ĐA THA GIÀ ĐA DẠ, ĐA ĐIỆT GIẠ THA, A DI RỊ ĐÔ BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TẤT ĐAM BÀ TỲ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐẾ, A DI RỊ ĐA TỲ CA LAN ĐA, GIÀ DI NỊ, GIÀ GIÀ NA CHỈ ĐA CA LỆ TA BÀ HA.
( TỤNG BÀI NÀY 3 LẦN )

ÁI HÀ THIÊN XÍCH LÃNG




ÁI HÀ THIÊN XÍCH LÃNG
Love is full of worry and suffering
KHỔ HẢI VẠN TRÙNG BA
Pain and suffering will become the sea
DỤC THOÁT LUÂN HỒI KHỔ
To get rid of the cycle of birth and death.
TẢO CẤP NIỆM DI ĐÀ
To quickly recite the name of Amitabha Buddha.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI A DI ĐÀ PHẬT
NAMO AMITABHAYA BUDDHAYA
( phải rán niệm Phật cho nhiều )

SÁM BÀI THẬP ĐẠI NGUYỆN VƯƠNG CỦA NGÀI PHỔ HIỀN BỒ TÁT MA HA TÁT



NHỨT GIẢ LỄ KÍNH CHƯ PHẬT
First, Pay homage and respect to all Buddhas.
NHỊ GIẢ XƯNG TÁN NHƯ LAI
Second, Praise the Thus Come Ones.
TAM GIẢ QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG
Third, Make abundant offerings.
TỨ GIẢ SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Fourth, Repent misdeeds and evil karma.
NGŨ GIẢ TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
Fifth, Rejoice at others' merit and virtues.
LỤC GIẢ THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Sixth, Request the Buddhas to turn the Dharma wheel.
THẤT GIẢ THỈNH PHẬT TRỤ THẾ
Seventh, Request the Buddhas to remain in the world.
BÁT GIẢ THƯỜNG TÙY PHẬT HỌC
Eight, Follow the teachings of the Buddhas at all times.
CỬU GIẢ HẰNG THUẬN CHÚNG SANH
Ninth, Accommodate and benefit all living beings.
THẬP GIẢ PHỔ GIAI HỒI HƯỚNG
Tenth, Transfer all merits and virtues universally.

THP ĐI NGUYN VƯƠNG CHỮ HỚN

者禮敬諸佛。二者稱讚如來。三者廣修供養。四者懺悔業障。五者隨喜功德。六者請轉法輪。七者請佛住世。八者常隨佛學。九者恒順眾生。十者普皆迴向


PHỤC NGUYỆN

TAM BẢO CHỨNG MINH, OAI THẦN HỘ NIỆM, BỒ TÁT, THINH VĂN, PHẠM VƯƠNG, ĐẾ THÍCH, TỨ THIÊN VƯƠNG, CHÚNG THIÊN LONG, BÁT BỘ HỘ PHÁP THẦN VƯƠNG, NHỨT THIẾT THIỆN THẦN, QUANG GIÁNG ĐẠO TRÀNG CHỨNG MINH CÔNG ĐỨC.
PHỤC NGUYỆN, PHONG ĐIỀU VŨ THUẬN, QUỐC THỚI DÂN AN, THIÊN HẠ THÁI BI`NH, CHƯ TAI TIÊU DIÊT.
PHỔ NGUYỆN, HIỆN TIỀN TỨ CHÚNG, PHƯỚC HUỆ SONG TU, MỘT HẬU VÃNG SANH LẠC QUỘ'C.
PHỔ NGUYỆN, ÂM SIÊU DƯƠNG THỚI, HÃI YẾN HÀ THANH, PHÁP GIỚI CHÚNG SANH, TÌNH DỮ VÔ TÌNH TỀ THÀNH PHẬT ĐAO.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

TAM TỰ QUY Y



TỰ QUY Y PHẬT
To the Buddha I myself take refuge,
ĐƯƠNG NGUYỆN CHÚNG SANH
Wishing for all sentient beings,
THỂ GIẢI ĐẠI ĐẠO
to have a complete understanding of the way,
PHÁT VÔ THƯỢNG TÂM.
Bringing for the state of Ultimate Enlightenment. ( prostrate once, lạy 1 lạy)
TỰ QUY Y PHÁP
To the Dharma I myself take refuge,
ĐƯƠNG NGUYỆN CHÚNG SANH
Wishing for all sentient beings,
THÂM NHẬP KINH TẠNG
to penetrate deeply the Buddhist Canons,
TRÍ HUỆ NHƯ HẢI
the obtained wisdom is great as the ocean. ( prostrate once, lạy 1 lạy)
TỰ QUY Y TĂNG
To the Sangha I myself take refuge,
ĐƯƠNG NGUYỆN CHÚNG SANH
Wishing for all sentient beings,
THỐNG LÝ ĐẠI CHÚNG
to attain complete spiritual powers and virtues,
NHỨT THIẾT VÔ NGẠI
Without any any force impeding this progress. ( prostrate once, lạy 1 lạy)
( NHƯ VẬY LÀ ĐÃ XONG PHẦN NGHI THỨC TỤNG KINH. TẠI SAO CHÚNG TÔI LẠI POST PHẦN NGHI THỨC TỤNG NIỆM KINH NẠ`Y. BỞI VÌ CHÚNG TÔI HY VỌNG RẰNG, PHẦN NGHI THỨC TRÌ TỤNG KINH NÀY SẼ GIÚP QUÝ PHẬT TỬ LẬP GIA ĐÌNH NƠI XỨ LẠ QUÊ NGƯỜI, ĐỂ CÓ THỂ NHỚ LẠI KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU ĐÃ TỪNG TỤNG KINH NƠI MỘT NGÔI CHÙA QUÊ HAY NƠI THÀNH THỊ , ĐÃ TỪNG SỐNG TRONG MÁI ẤM GIA ĐÌNH VÀ ĐÀN EM THƠ DẠI, VÀ CÙNG ĐỂ GỢI NHỚ LẠI TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, YÊU DÂN TỘC VIỆT NAM HIỀN HÒA NHÂN HẬU)

Tứ Hoằng Thệ Nguyện

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Sentient beings are numberless, I Vow to save them all.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Afflictions are inexhaustible, I Vow to end them all.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Dharma doors are boundless, I Vow to master them all.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Buddhahood is unsurpassable, I Vow to attain it.

Nga`y nay lại đã qua rồi

Universal worthy Bodhisattva' s Verse of Exhortation

Ngày nay lại đã qua rồi
This day is already done.
Mạng căn huyết mạch lần hồi khô khao
Our lives are that much less,
Đời người như cá ở ao
We are like fish in a shrinking pond,
khổ thêm thời có chứ nào vui đâu?
What joy is there in this ?
Great assembly!
Cần tu tợ lửa đốt đầu
We should be diligent and vigorous.
Đừng cho sái buổi như chầu Đê' vương
As if our own heads were at stake.
Tấm thân mỏng mảnh vô thường
Only be mindful of impermanence.
Sớm còn tối mất lo phương cứu mình.
And be careful not to be lax.
http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT



NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Nam Mô A Di Đà Phật

ueh vferkHkk; cq~¼k;

Nam Mô A Di Đà Phật

ueh vferkHkk; cq~¼k;

Nam Mô A Di Đà Phật

ueh vferkHkk; cq~¼k;

VÌ SỰ SANH TỬ

VÌ SỰ SANH TỬ
Because of birth and death,
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Develop the Bodhi Mind;
LẬP TÍN NGUYỆN SÂU
With deep Faith and Vows,
TRÌ DANH HIỆU PHẬT
Recite the Buddha 's name
http://niemphatthanhphat.blogspot.com

BỒ ĐỀ QUYẾN THUỘC 4




NHỨT CÚ DI ĐÀ VẠN PHÁP VƯƠNG


NHỨT CÚ DI ĐÀ VẠN PHÁP VƯƠNG
The King of all Dharma is the one word " Amitabha".
HÀ SA THẾ GIỚI HIỆN KHÔN LƯỜNG
The five periods and the eight teachings are all contained within it,
NAY CON NGHE ĐẶNG CHUYÊN TRÌ NIỆM
One who singlemindedly remembers and recites His Name.
NGUYỆN TỎ NHƯ LAI BẤT ĐỘNG THƯỜNG
Will enter into the still and bright and unmoving field.

NHỨT CÚ DI ĐÀ VÔ BIỆT NIỆM
(NIỆM ĐỒNG VÔ NIỆM, SANH TỨC VÔ SANH)
To recite is the same as not to recite, no-birth is precisely birth.
BẤT LAO ĐÀN CHỈ ĐÁO TÂY PHƯƠNG
Not bothering to move even half a step, the body has reached the city of Great Enlightenment.
NHỨT CÚ DI ĐÀ VÔ BIỆT NIỆM
This one word Amitabha, without any other, is sufficient in the snapping of a finger to rebirth to the Western Paradise.
BẤT LAO ĐÀN CHỈ ĐÁO TÂY PHƯƠNG
http://niemphatthanhphat.blogspot.com
http://nammoadidaphat.blogspot.com/ [ dia chi trang blog moi ]

NHẤT TÂM BẤT LOẠN



VÔ THƯỜNG

HÔM QUA RUỖI NGỰA CHẠY RONG
He rode on the road, yesterday
HÔM NAY ANH ĐÃ NẰM TRONG QUAN TÀI
He lies in the coffin, today


NHẤT TÂM BẤT LOẠN

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

Tatra khalu punḥÜ 'Sāriputra buddhaksÜetre sattvaḥÜ praṇÜidānamÜ kartavyamÜ | tat kasmād dhetohÜ? Yatta hi nāma tathārūpaḥÜ satpuruṣaihÜ saha samavadhānamÜ bhavati | nāvaramāttakena Ÿ'Sāriputta ku'salamulena amitāyṣÜas tathāgatasya buddhaksÜetre sattvā upapadyante | yaḥ ka's cic chāriputra kulaputro vā kuladuhitā tasya bhagavato ‘mitā-yṣÜas tathāgatasya nāmadheyamÜ 'SroṣÜyati, 'Srutvā ca manasikarṣÜyati, ekarātraṃ dvirātraṃÜ trirātraṃ caturātraṃÜ pañcarātraṃÜÜaḍrÜātraṃÜ saptarātramÜ vikṣÜiptacitto manasikariṣyati yadā sa kulaputro vā kuladuhitālaṃÜ kariṣyati tasya kālaṃ kurvataḥÜ so ‘mitāyuṣ tathāgataḥÜ 'Srāvaka saṃÜghaparivṛÜto bodhisattvagaṇÜapuraskṛÜtaḥÜ purataḥÜ
sthā
syati | so ‘viparyastacittaḥlamÜ kariṣÜyati ca | sa kālaṃÜ kṛÜtvā tasyaivāmitāyaṣÜas tathāgatasya buddhaksÜetre sukhāvatyāmÜ lokadhātāv upapatsyate ! tasmāt tarhi 'sāriputra idam arthava'saṃÜ saṃpa'syamāṇa eva vadāmi satkṛÜtya kulaputrenÜa vā kuladuhitā tatra buddhakṣÜetre cittapranÜidhānam kartavyaṃÜ || 10 ||[1]

r=k [kyq iqu% 'kkfjiq=k cq¼{ks=ks lÙoS% izf.k/kua drZO;e~ A rRdLek¼srks%\ ;=k fg uke rFkk:iS% lg leo/kua Hkofr A ukojek=kds.k 'kkfjiq=k dq'kyewysu vferk;q"kLrFkkxrL; cq¼{ks=ks lÙok mii|Urs A ;% df ÜÓPNkfjiq=k dqyiq=kks ok dqynqfgrk o rL; Hkxorks ¿ ferk;q"kLrFkk&xrL; uke/s;a Jks";fr] JqRok p eufldfj";fr] ,djk=ka ok f}jk=ka ok f=kjk=ka ok prwjk=ka ok i ÜÓjk=ka ok "kM~k=ka ok lIrjk=ka okfof{kIrfpÙkks] eufldfj";fr] ;nk l dqyiq=kksa ok dqynqfgrk ok dkya dfj";fr] rL; dkya dqoZr% lks¿ferk;qLrFkkxr% Jkodla/ifjo`rks cksf/lÙox.kiqjLÑr% ijr% LFkkL;fr A lks¿foi;ZLrfpÙk% dkya fdj";fr p A l dkya ÑRok rL;Sokferk;q"kLrFkkxrL; cq¼{ks=ks lq[kkoR;ka yksd?kkrk oqiiRL;rs A rLekÙkfgZ 'kkfjiq=k bneFkZo'ka lai';eku ,o onfe lRÑR; dqyiq=ks.k ok dqynqfg=kk ok r=k cq¼{ks=ks fpÙkizf.k/kua drZO;e~ AA 10 AA(2)]

"Then again all beings, O 'Sāriputra, ought to make fervent prayer for that Buddha country. And why? Because they come together there with such excellent men. Beings are not born in that Buddha country of the Tathāgata Amitāyus as a reward and result of good works perform in this present life.

No, whatever son or daughter of a good family shall hear the name of blessed Amitāyus. The Tathāgata and having heard it, shall keep it in mind, and with thoughts undisturbed shall keep it in mind for one, two, three, four, five, six or seven nights, when that son or daughter of a family comes to die, then that Amitāyus, the Tathāgata, surrounded by an assembly of disciples and followed by a host of Bodhisattvas, will stand before them at their hour of death, and they will depart this life with tranquil minds. After their death they will been born in the world Sukhāvatī, in the Buddha country of the same Amitāyus, the Tathāgata. Therefore, then, O 'Sāriputra, having perceived this cause and effect, I with reverence say thus. Every son and every daughter of a good family ought with their whole mind to make fervent prayer for that Buddha country.׀׀ 10 ׀׀[1]



[1] F. Max Muller, SBE, Vol. 49, p. 98,99.



[1] Lê Mạnh Thát, Ngữ pháp tiếng Phạn, p. 209.

[2] The Smaller Sukhāvatī-vyūha-Sūtra, Buddhist Sanskrit Texts, Vol. 1 7, ed. by Dr P.L. Vaidya, p. 256.

1/http://niemphatthanhphat.blogspot.com
2/ http://nammoadidaphat.blogspot.com
3/ http://namoamitabhabuddhatheky21.blogspot.com